Liệu pháp phân tâm mang lại những lợi ích nào?

Bên cạnh liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phân tâm cũng là phương pháp điều trị tâm lý sử dụng cách thức trò chuyện để giải quyết các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, hai liệu pháp này hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng Tâm An Hòa khám phá những điểm khác biệt đó trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Liệu pháp phân tâm thực hiện như nào
Liệu pháp phân tâm thực hiện như nào

1. Liệu pháp phân tâm là gì?

Liệu pháp phân tâm (Psychoanalytic therapy) hay liệu pháp phân tích tâm lý là một hình thức trị liệu nói chuyện sâu với tâm thức, dựa trên các lý thuyết của Sigmund Freud.

Liệu pháp phân tâm sẽ tiếp cận, khám phá cách tâm trí vô thức ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi. Mục đích chính của phương pháp này là cung cấp cái nhìn sâu sắc và giải pháp cho người đang tìm một liệu pháp tâm lý phù hợp.

Như đã giới thiệu ở trên, các lý thuyết đằng sau phân tâm học và liệu pháp phân tâm bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của Sigmund Freud. Vào cuối những năm 1800, Freud bắt đầu nghiên cứu phân tâm học với Jean-Martin Charcot ở Paris.

Charcot là một nhà thần kinh học đã sử dụng thuật thôi miên để điều trị cho những phụ nữ mắc “chứng cuồng loạn” thời đó. Charcot nhận thấy nhờ nói chuyện với bệnh nhân về những trải nghiệm đau thương, các triệu chứng của họ đã giảm bớt.

Sau đó, Freud tiếp tục nghiên cứu của mình, phát triển phương pháp trò chuyện trị liệu của riêng mình và thiết lập các kỹ thuật trị liệu vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Vì vậy, ông được coi là một trong những người đầu tiên sáng lập ra phân tâm học. Phần lớn công trình nghiên cứu của ông vẫn giữ được ảnh hưởng trong giới tâm lý trị liệu.

Cha đẻ của liệu pháp phân tâm
Cha đẻ của liệu pháp phân tâm

2. Các kỹ thuật sử dụng trong liệu pháp phân tâm

Dựa trên các lý thuyết về phân tâm học của Freud, liệu pháp phân tâm sử dụng những kỹ thuật phân tích để giúp con người giải phóng suy nghĩ, trải nghiệm, cảm xúc bị kìm nén.

Các nhà phân tâm học áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để có được cái nhìn sâu sắc về hành vi của bạn. Những kỹ thuật đó là: liên kết tự do, giải thích giấc mơ và chuyển giao trị liệu.

  • Giải thích giấc mơ: Theo Freud, phân tích giấc mơ là kỹ thuật phân tâm quan trọng nhất. Ông thường gọi những giấc mơ đó là “con đường hoàng gia dẫn đến vô thức”. Nhờ vậy, liệu pháp phân tâm có thể giải thích giấc mơ để có được cái nhìn sâu sắc về hoạt động của tâm trí vô thức của con người.
  • Liên kết tự do: Nhà phân tâm sẽ sử dụng bài tập liên kết tự do để khuyến khích đối phương tự do chia sẻ suy nghĩ của mình. Việc này có thể dẫn đến sự xuất hiện của các kết nối và kí ức bất ngờ.
  • Chuyển giao trị liệu: Sự chuyển giao xảy ra khi người tham gia trị liệu phản chiếu cảm xúc của mình về một đối tượng khác lên bác sĩ trị liệu như thể bác sĩ trị liệu của họ chính là đối tượng đó. Kỹ thuật này giúp bác sĩ trị liệu hiểu cách bệnh nhân của họ tương tác với mọi người trong cuộc sống thường ngày.
Một buổi trị liệu với liệu pháp phân tâm
Một buổi trị liệu với liệu pháp phân tâm

3. Đối tượng áp dụng liệu pháp phân tâm

Liệu pháp phân tâm có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng tâm lý khác nhau bao gồm:

  • Lo lắng, phiền muộn
  • Cảm xúc vật vã hoặc chấn thương tâm lý
  • Trầm cảm
  • Hành vi tự hủy hoại bản thân
  • Rối loạn nhân cách
  • Các vấn đề về tâm lý xã hội
Liệu pháp phân tâm giúp khám phá cảm xúc cá nhân
Liệu pháp phân tâm giúp khám phá cảm xúc cá nhân

4. Lợi ích của liệu pháp phân tâm

Liệu pháp phân tâm kiểm tra trải nghiệm từ thời thơ ấu của người bệnh và xem xét điều đó có thể góp phần tạo nên trải nghiệm và hành động của họ như thế nào. Hiện nay, trong giải quyết các vấn đề về tâm lý, phương pháp phân tích tâm lý này đã tiến bộ rất nhiều so với thời của Freud.

So với các liệu pháp tâm lý khác, liệu pháp phân tâm có nhiều điểm khác biệt, điển hình là:

  • Tập trung vào cảm xúc: Nếu liệu pháp nhận thức hành vi hướng đến thay đổi nhận thức và hành vi bằng việc chỉ ra sự đúng, sai trong cách ứng xử hiện tại thì liệu pháp phân tâm lại khám phá toàn bộ các cảm xúc mà bệnh nhân trải qua từ thời thơ ấu tới nay.
  • Khám phá sự né tránh: mọi người có xu hướng né tránh những cảm xúc, suy nghĩ và tình huống nhất định mang lại cảm giác đau buồn. Liệu pháp phân tâm sẽ giúp nhà trị liệu hiểu được sự tránh né đó và cách nó tác động đến tâm lý người bệnh.
  • Nghiên cứu trải nghiệm của quá khứ: Liệu pháp phân tâm đào sâu vào từng tầng quá khứ của người bệnh để hiểu nó ảnh hưởng như nào đến những trở ngại tâm lý hiện tại. Điều này có thể giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc tâm lý đã ám ảnh họ trong quá khứ và sống trọn vẹn hơn trong hiện tại.
  • Khám phá mối quan hệ cá nhân: Qua quá trình trị liệu, mọi người có thể nhận rõ mối quan hệ của họ với những người khác ở cả hiện tại và quá khứ.
  • Thả trôi tự do theo dòng cảm xúc: Liệu pháp phân tâm cho phép bệnh nhân tự do khám phá, tự do nói về nỗi sợ hãi, tưởng tượng, mong muốn và ước mơ của bản thân.
Liệu pháp phân tâm sử dụng hình thức trò chuyện
Liệu pháp phân tâm sử dụng hình thức trò chuyện

Một số đánh giá về liệu pháp này cho thấy các triệu chứng soma, trầm cảm và lo âu được cải thiện rõ rệt và tiếp tục duy trì ổn định kể cả khi kết thúc điều trị. Theo một nghiên cứu nhỏ, 77% bệnh nhân cho biết họ đã cải thiện đáng kể các triệu chứng, vấn đề cá nhân và chất lượng cuộc sống  sau khi hoàn thành liệu pháp phân tâm.

Tuy nhiên, hình thức trị liệu này yêu cầu chặt chẽ về việc thực hiện liệu pháp liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Tần suất trị liệu thường từ 1-2 lần/tuần, kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm.

5. Cách thực hiện liệu pháp phân tâm

Những người trải qua liệu pháp phân tâm cho biết họ thường gặp bác sĩ trị liệu ít nhất một lần 1 tuần. Việc điều trị duy trì có thể tiếp tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Liệu trình điều trị bằng phương pháp này có thể chia ra làm 2 mức độ: ngắn hạn và dài hạn. Liệu pháp phân tâm dài hạn thường kéo dài từ một năm hoặc 50 buổi. Liệu pháp phân tâm ngắn hạn được định nghĩa là ít hơn 40 buổi hoặc dưới 1 năm điều trị.

Các buổi trị liệu sẽ thay đổi tùy theo lý do người bệnh tìm kiếm liệu pháp và điểm bắt đầu hành trình trị liệu của họ. Phần lớn thời gian sẽ được dành để nói chuyện thoải mái với nhà trị liệu trong một không gian an toàn và không có sự phán xét.

Nhà trị liệu sẽ lắng nghe những lo lắng của bạn và tìm ra những hình ảnh hoặc sự kiện nhất định có thể có ý nghĩa. Người ta tin rằng những cảm giác vô thức và quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đau khổ về tinh thần.

Ngoài ra, nhà trị liệu sẽ dùng các kỹ thuật khác để giúp người bệnh hiểu và xác định rõ hơn nguyên nhân sâu xa đối với mối quan hệ xung quanh bạn.

6. Lưu ý khi thực hiện liệu pháp phân tâm

Vì liệu pháp phân tâm được coi như một phương pháp điều trị lâu dài nên có lẽ nó sẽ không hữu ích với những người đang tìm kiếm giải pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, tức thời.

Đây là một quá trình diễn ra từ từ, cần thời gian dài mới thấy có sự cải thiện tâm lý đáng kể.

Người tham gia trị liệu bằng phương pháp này phải trải qua giai đoạn căng thẳng vì nó liên quan tới việc khơi gợi các cảm xúc giấu kín và thách thức cơ chế phòng vệ tâm lý đã được thiết lập. Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải nhớ lại quá khứ đau thương hoặc bộc lộ những điều thầm kín.

Liệu pháp tâm lý nào cũng có lợi ích và hạn chế riêng. Đối tượng khác nhau sẽ có liệu pháp áp dụng khác nhau. Liệu pháp phân tâm là một trong những giải pháp tiềm năng giúp con người sống hạnh phúc hơn. Vì vậy, Tâm An Hòa khuyên bạn hãy hỏi bác sĩ điều trị để xem xét biện pháp tâm lý nào phù hợp nhất với bạn.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Thu Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ  trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Thu Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Thu Hà

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*