Top 3 loại đồ chơi cho trẻ tự kỷ nên mua nhất

Tự kỷ thường đi kèm với các vấn đề về giác quan, rối loạn cảm giác và có các hành vi bất thường. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ, đồ chơi kích thích giác quan và vận động rất cần thiết để cải thiện tình trạng rối loạn cảm giác và hành vi của những đứa trẻ này.

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ tự kỷ chơi đồ chơi gì
Trẻ tự kỷ chơi đồ chơi gì

1.Đồ chơi cho trẻ tự kỷ giúp ích gì cho quá trình điều trị?

Trẻ tự kỷ có xu hướng dành sự chú ý đặc biệt vào một màu sắc, một dạng trạng thái, một hình ảnh và chỉ thỏa mãn khi chúng đạt được điều chúng muốn. Vì vậy, đồ chơi cho trẻ tự kỷ được coi như một công cụ hữu ích, không thể thiếu trong quá trình điều trị tự kỷ tại nhà.

Những đồ chơi này được thiết kế để kích thích các giác quan của trẻ: Thị giác, thính giác, xúc giác,...Chúng thường mang nhiều màu sắc tươi sáng, bắt mắt, có thể phát ra âm thanh hoặc di chuyển. Khi mắc chứng tự kỷ, trẻ bị giảm độ nhạy cảm nhưng cũng có thể bị nhạy cảm quá mức với những yếu tố kích thích ngoài môi trường như: ánh đèn, mùi, tiếng động mạnh,...

Đồ chơi cho trẻ tự kỷ giúp trẻ thư giãn, tập trung và bình tĩnh trước một sự vật , sự việc hoặc một sự kiện nào đó. Nó cũng làm cho trẻ cầm nắm đồ vật mà không bị khó chịu, tăng cường phát triển các kỹ năng học tập xã hội như đàm phán, lập kế hoạch và chia sẻ. 

Đây cũng là một phương pháp để trẻ tự kỷ khám phá các giác quan và cảm nhận của mình một cách thú vị. Từ đó, trẻ có thể phát triển nhận thức và kiểm soát hành vi của mình tốt hơn.

Đồ chơi cho trẻ tự kỷ
Đồ chơi cho trẻ tự kỷ

2. Top các đồ chơi cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ học có ưu thế học bằng thị giác, khả năng phân biệt và ghi nhớ cao. Vì vậy, đồ chơi thu hút sự chú ý về mặt thị giác kết hợp với âm thanh, chuyển động và vận động của tay chân đóng vai trò thúc đẩy trẻ phát triển khả năng tập trung.

Dựa vào đặc điểm, đồ chơi cho trẻ tự kỷ được chia thành 3 nhóm chính:

2.1. Đồ chơi kích thích về thị giác

Đồ chơi cho trẻ tự kỷ giúp tăng khả năng tập trung
Đồ chơi cho trẻ tự kỷ giúp tăng khả năng tập trung

Đồ chơi kích thích về thị giác giúp tăng khả năng chú ý, tập trung và kiểm soát giác quan cho trẻ, ví dụ:

  • Que thổi bóng xà phòng
  • Chong chóng sắc màu
  • Xe đồ chơi chạy bằng dây cót
  • Hộp nhạc
  • Lô gô xếp hình, lắp ráp
  • Bóng gai phát sáng nhấp nháy
  • Bộ ghép hình
  • Sách, truyện, tranh ảnh sinh động

2.2. Đồ chơi giả vờ

Đồ chơi giả vờ giúp trẻ phát triển kỹ năng tương tác xã hội, óc tưởng tượng và sáng tạo.

Một số đồ chơi điển hình gồm:

  • Búp bê, rô-bốt, siêu nhân
  • Thú nhồi bông, gối ôm
  • Bộ đồ chơi nấu ăn
  • Các đồ dùng gia đình: bàn chải, lược, hộp đựng giấy ăn,...

Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp liệu pháp hành vi lời nói khi cho trẻ chơi đồ chơi giả vờ.

2.3. Đồ chơi kích thích vận động

Đồ chơi kích thích vận động cho trẻ tự kỷ
Đồ chơi kích thích vận động cho trẻ tự kỷ

Để kích thích trẻ tự kỷ vận động, nhóm đồ chơi này yêu cầu khả năng kết hợp vận động các giác quan và tay chân của trẻ nhiều hơn. Nó giúp rèn cho trẻ sự kiên trì, kỹ năng kiềm chế cảm xúc cũng như tăng cường khả năng vận động.

Những đồ chơi thuộc nhóm này gồm:

  • Bảng viết, giấy, bút sáp, bút chì màu
  • Đất nặn, giấy thủ công nhiều màu
  • Cầu trượt, xích đu
  • Mô hình lắp ráp, xếp gỗ
  • Bạt nhún, cầu thăng bằng

3. Lưu ý khi cho trẻ tự kỷ chơi đồ chơi

Khi cho trẻ tự kỷ chơi đồ chơi, mọi người cần chú ý những điều sau đây:

  • Đặt đồ chơi ngang tầm mắt của trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ vào đồ chơi và người chơi cùng.
  • Sử dụng câu từ đơn giản hướng tới vật trẻ đang nhìn hoặc hành động trẻ đang thực hiện.
  • Chơi và bắt chước hành động trẻ đang làm, tạo không khí vui nhộn hào hứng, thúc đẩy trẻ tương tác với người chơi.
  • Lặp đi lặp lại một số câu lệnh ngắn kết hợp động tác đơn giản.
  • Thưởng cho trẻ khi trẻ thực hiện đúng yêu cầu
  • Không để trẻ tự chơi một mình mà phải luôn chú ý cùng cùng chơi với trẻ như một người bạn.

Trên đây là một số gợi ý của Tâm An Hòa về việc chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ kèm theo vài lưu ý để giúp hoạt động tương tác giữa trẻ và người chơi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần phải tùy vào sở thích cá nhân, thói quen của trẻ để chọn loại đồ chơi phù hợp.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Thu Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ  trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Thu Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Thu Hà

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*