Hiện nay đã có rất nhiều cách dạy trẻ tự kỷ như phương pháp Floortime, phương pháp ABA, nhưng phương pháp can thiệp phát triển quan hệ (RDI) là một phương pháp điều trị hành vi mới cho trẻ tự kỷ dựa trên gia đình. Nó tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng xã hội và cảm xúc, phát triển mối quan hệ cá nhân cho trẻ. Hãy cùng Tâm An Hòa tìm hiểu về phương pháp mới mẻ và thú vị này nhé.
1. Phương pháp can thiệp phát triển quan hệ (RDI) là gì?
Phương pháp can thiệp phát triển quan hệ (RDI) là một phương pháp điều trị hành vi dựa trên mối quan hệ với gia đình nhằm giải quyết các triệu chứng đặc trưng của chứng tự kỷ. Nó tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Bản chất của phương pháp này không phải là một phương pháp điều trị y tế, mà là một hình thức đào tạo cho cha mẹ, người giám hộ và người chăm sóc trẻ em mắc chứng tự kỷ.
Phương pháp can thiệp phát triển quan hệ giúp những người tự kỷ hình thành các mối quan hệ cá nhân bằng cách tăng cường xây dựng kết nối xã hội bao gồm khả năng hình thành một liên kết tình cảm và chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm với những người xung quanh.
2. Cơ sở của phương pháp can thiệp phát triển quan hệ
Phương pháp can thiệp phát triển quan hệ (RDI) được phát triển bởi Tiến sĩ Steven Gutstein. Phương pháp trị liệu này sử dụng trí thông minh linh động của trẻ để nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là thông qua các tương tác tự nhiên giữa các thành viên trong gia đình nhiều hơn.
Trong đó, trí thông minh linh động được định nghĩa là:
- Hiểu các quan điểm khác nhau hoặc người khác có kinh nghiệm hoặc quan điểm khác.
- Đôi mặt với sự thay đổi, từ những thay đổi lớn đến nhỏ.
- Tích hợp thông tin từ nhiều nguồn hoặc nhiều giác quan.
Cha mẹ sẽ được đào tạo để trở thành nhà trị liệu chính trong quá trình thực hiện phương pháp can thiệp phát triển quan hệ. Chuyên gia tư vấn RDI sẽ làm việc với cha mẹ hoặc người chăm sóc để lập kế hoạch điều trị dựa trên độ tuổi, mức độ phát triển và khả năng hiện tại của trẻ tự kỷ. Kế hoạch này sẽ được chia thành các bước để đạt được mục tiêu, mà cha mẹ hoặc người chăm sóc sẽ thực hiện.
3. Nguyên tắc và mục tiêu của phương pháp can thiệp phát triển quan hệ
Nguyên tắc chính của phương pháp can thiệp phát triển quan hệ (RDI) là cố gắng thay đổi tính không linh hoạt trong suy nghĩ, một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của chứng rối loạn phổ tự kỷ và tác động đến việc chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, giúp cải thiện khả năng hòa nhập xã hội của trẻ tự kỷ với những người khác.
Nguyên tắc này được thể hiện thông qua sáu mục tiêu sau:
- Phát triển cảm xúc: Đây là khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm chủ quan của người khác, đặc biệt là gia đình và bạn bè.
- Hòa nhập xã hội: Điều này liên quan đến việc quan sát và kiểm soát hành vi để tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
- Ngôn ngữ so sánh: Đây là cách sử dụng cả giao tiếp bằng lời và không lời để mời người khác tham gia, chia sẻ nhận thức, nói về cảm xúc, phối hợp hành động và bày tỏ sự tò mò.
- Tư duy linh hoạt: Điều này cho phép thay đổi kế hoạch và thích ứng với hoàn cảnh mới khi có sự thay đổi.
- Xử lý thông tin có tính liên quan: Khả năng đặt mọi thứ vào bối cảnh cụ thể để giải quyết vấn đề mà không có giải pháp rõ ràng trắng đen hoặc đúng-sai.
- Tầm nhìn về tương lai và nhận thức về quá khứ: Đây là khả năng suy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ và học cách sử dụng những kinh nghiệm này để ngoại suy những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Trẻ tự kỷ sẽ học cách tích cực tham gia với sự hỗ trợ của cha mẹ trong các cơ hội học tập an toàn nhưng cũng đầy thách thức. Việc này sẽ phát triển động lực mạnh mẽ để khám phá và mở rộng thế giới của chúng, cũng như phát triển năng lực và sự tin tưởng vào bản thân và những người hướng dẫn của chúng.
4. Cách thực hiện phương pháp can thiệp phát triển mối quan hệ
Khi bắt đầu trị liệu, cha mẹ sẽ xây dựng mối quan hệ giữa họ và con cái của họ theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu, coi đứa trẻ như một người đang học cách nhận thức xã hội. Khi cha mẹ và con cái đã có mối quan hệ bền vững hơn, gia đình sẽ bắt đầu thực hiện các bước dựa trên kế hoạch điều trị của trẻ để đạt được sáu mục tiêu RDI.
Ví dụ:
- Ban đầu, cha mẹ có thể giới hạn mức độ sử dụng ngôn ngữ nói của trẻ. Điều này khuyến khích trẻ và phụ huynh tập trung vào giao tiếp bằng mắt và giao tiếp không lời.
- Khi khả năng của trẻ tăng lên, các mục tiêu và kế hoạch giảng dạy thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Tiếp theo, đứa trẻ bắt đầu dành thời gian với một người bạn cùng lứa có những kỹ năng xã hội và cảm xúc tương tự.
- Dần dần, các trẻ khác tham gia vào nhóm. Chúng gặp gỡ và vui chơi trong nhiều môi trường khác nhau với sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc nhà trị liệu. Điều này cho phép trẻ hình thành và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày.
Các gia đình thường áp dụng các nguyên tắc của phương pháp can thiệp phát triển quan hệ để dạy trẻ tự kỷ trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi gia đình sẽ lựa chọn khoảng thời gian phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ, hầu hết là dành ít nhất vài giờ mỗi tuần để thực hiện phương pháp này.
Cuối cùng, quá trình này sẽ cải thiện khả năng kết nối thần kinh trong các lĩnh vực như nhận thức và giao tiếp mà nếu không đứa trẻ sẽ gặp khó khăn.
Giống như liệu pháp ABA, RDI sử dụng phương pháp củng cố tích cực để hỗ trợ nâng cao nhận thức về bản thân, khả năng thích ứng và hành vi đã thay đổi của trẻ.