Khi nào biết trẻ chậm nói? Liệu có phải do tự kỷ?

Đã có rất nhiều bậc phụ huynh có con chậm nói đặt câu hỏi: “trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?”

Có thể thấy, chậm nói và tự kỷ thường đi đôi với nhau. Thực tế, sự chậm nói hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào chậm nói cũng bị tự kỷ. Nếu con bạn dường như không nói hoặc rất ít nói so với bạn đồng trang lứa hãy cùng Tâm An Hòa tìm hiểu điều đó báo hiệu vấn đề gì trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không
Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không

1. Sự phổ biến của tình trạng chậm nói

Hầu hết, trẻ em học nói cũng giống như việc chúng tập đi, tuân theo trình tự từng bước một. Đứa trẻ bắt đầu bập bẹ từng từ rời rạc, đơn giản, có nghĩa. Dần dần chúng phát triển một vốn từ vựng phong phú bao gồm các từ có thể xâu chuỗi, kết hợp lại với nhau.

Trẻ tự kỷ hiếm khi tuân theo quy trình này. Hiệp hội Nghe-Nói-Ngôn ngữ Hoa Kỳ (ASHA) cho biết khoảng 75% trẻ bị tự kỷ mắc chứng chậm nói và thời gian chúng bắt đầu nói chuyện muộn hơn những trẻ đồng trang lứa khác từ 1-2 năm.

Ngoài ra, chứng chậm nói còn là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác:

  • Mất thính lực: Những đứa trẻ mất khả năng nghe sẽ không thể tiếp nhận ngôn ngữ từ cha mẹ và xã hội nên chúng sẽ không thể phát triển ngôn ngữ.
  • Di truyền: Trẻ mắc chứng đột biến gen có chọn lọc, làm mất khả năng nói bẩm sinh.
  • Mắc bệnh khác: Một số trẻ bị rối loạn vận động hoặc bị thiểu năng trí tuệ có thể khó nói.
  • Tiếp thu song ngữ: Nếu trẻ sống trong môi trường sử dụng 2 loại ngôn ngữ khác nhau cùng lúc, chúng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiểu được sắc thái và ý nghĩa của cả 2 ngôn ngữ đó.
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Nguyên nhân trẻ chậm nói

2. Dấu hiệu chẩn đoán trẻ chậm nói có phải tự kỷ không

Theo ASHA, đa phần cha mẹ lo lắng, sốt ruột khi con họ đã được 2 tuổi rồi mà vẫn chưa biết nói. Vì vậy, việc nhận biết đúng chậm nói ở trẻ là rất cần thiết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để xác định xem chứng chậm nói là do tự kỷ hay do nguyên nhân nào khác.

Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói bị tự kỷ
Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói có phải tự kỷ không

Họ có thể đánh giá một đứa trẻ chậm nói có phải tự kỷ không với sự xem xét tổng thể các vấn đề sau:

Các vấn đề giao tiếp khác

Ngoài việc nói muộn, cha mẹ cần phải để ý đến những vấn đề giao tiếp khác của trẻ giúp nhận biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không.

Những vấn đề đó bao gồm:

  • Phản ứng của trẻ với tên riêng của mình.
  • Sự khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Phát triển chậm các cử chỉ thể hiện nhu cầu của trẻ.
  • Nói bập bẹ trong năm đầu tiên sau đó dừng lại.
  • Chỉ nói lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ.
  • Giọng nói giống như rô bốt.

Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Nếu trẻ chậm nói kết hợp với những dấu hiệu trong việc liên hệ và tương tác xã hội với những người khác thì khả năng rất cao trẻ bị tự kỷ.

Dấu hiệu đó gồm:

  • Thiếu nhận thức về xã hội.
  • Tránh giao tiếp bằng mắt.
  • Không có phản ứng với các tín hiệu xã hội như vẫy tay “chào”, “mỉm cười”.
  • Không có khả năng tập trung vào cùng một đối tượng với người khác.
  • Sở thích hạn chế với đồ chơi hoặc hoạt động cụ thể.
  • Giảm hứng thú khi tham gia vào trò chơi với người khác.
Cách kiểm tra trẻ chậm nói có phải tự kỷ không
Cách kiểm tra trẻ chậm nói có phải tự kỷ không

Vấn đề về hành vi

Khi một đưa trẻ thiểu khả năng thể hiện bản thân một cách đầy đủ có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về hành vi:

  • Lặp đi lặp lại cử động tay, chân và cơ thể như lắc đầu qua lại hoặc sắp xếp đồ chơi.
  • Không thích người khác chạm vào hoặc bị ôm, giữ người.
  • Dễ bực tức, cáu giận không rõ lý do.
  • Gắn bó chặt chẽ với một số thứ nhất định: đồ chơi, chương trình truyền hình.
  • Cảm thấy khó khăn khi đứng yên.
  • Dễ buồn và khó chịu khi có sự thay đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày.

3. Khi nào cần đánh giá chuyên môn xác định trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ

Đối với trẻ gặp vấn đề về phát triển kỹ năng nói một cách nghiêm trọng hoặc trẻ bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, cha mẹ phải hỏi ý kiến đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Việc kiểm tra và đánh giá sự phát triển của trẻ có thể giúp bạn xác định trẻ có bị chậm nói hay bị tự kỷ hoặc mắc đồng thời cả hai vấn đề này không. Khi hiểu rõ hơn về tình trạng và yếu tố nguy cơ sẽ giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn cũng như có thể áp dụng phương pháp điều trị kịp thời cho con họ.

Thời điểm tốt nhất phát hiện trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Thời điểm tốt nhất phát hiện trẻ chậm nói có phải tự kỷ

Cho đến nay, việc chẩn đoán trẻ bị tự kỷ thường rõ ràng hơn khi trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi. Tuy nhiên, việc đánh giá trẻ chậm nói có phải tự kỷ được thực hiện sớm sẽ giúp các can thiệp y khoa đạt hiệu quả tích cực hơn. Khoảng 18 tháng tuổi đến 2 tuổi là thời điểm dễ nhận thấy nhất các dấu hiệu chậm ngôn ngữ ở trẻ.

Một số phương pháp hay được bác sĩ sử dụng để xác định trẻ chậm nói có phải tự kỷ hay do các vấn đề khác. Những phương pháp này gồm:

  • Bài kiểm tra kỹ năng xã hội: giao tiếp bằng mắt, tín hiệu cảm xúc, nhận biết tên gọi,...
  • Test phản ứng thể chất: khả năng chỉ tay, sử dụng đồ chơi,...
  • Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ: xác định các đối tượng và hướng cơ bản.

Tóm lại, chậm nói có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ nhưng không áp dụng cho tất cả các trường hợp. Để biết một đứa trẻ chậm nói có phải tự kỷ hay không cần theo dõi các chỉ tiêu đánh giá khác đồng thời phải dựa vào bài kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Thu Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ  trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Thu Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Thu Hà

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn