Không thể phủ nhận tầm quan trọng của hoạt động vui chơi giải trí trong cuộc sống của bất cứ đứa trẻ nào. Nó giúp phát triển các kỹ năng vận động, phát triển nhận thức và là phương thức để xây dựng khả năng hòa nhập xã hội. Đây cũng là mục tiêu khi tìm hiểu về các trò chơi cho trẻ tự kỷ.
Đối với những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, chúng không thể hòa nhập với mọi người một cách bình thường. Tuy nhiên, trò chơi cho trẻ tự kỷ sẽ giúp các em phát triển vận động, nhận thức và các kỹ năng xã hội một cách hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ đề xuất một vài ý tưởng trò chơi cho trẻ tự kỷ phổ biến nhất.
Hướng dẫn chung về cách tổ chức chơi trò chơi cho trẻ tự kỷ
Mặc dù, trò chơi sẽ được điều chỉnh riêng theo nhu cầu cá nhân của từng trẻ nhưng một số hướng dẫn chung vẫn cần phải áp dụng để đảm bảo hiệu quả tác động đối với các em nhỏ bị tự kỷ.
Những hướng dẫn chung bao gồm:
- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ, cung cấp thông tin về những gì trẻ sẽ trải qua trong trò chơi càng nhiều càng tốt.
- Trẻ cần phải hiểu rõ về những nhiệm vụ, yêu cầu cần thực hiện trước khi bắt đầu trò chơi.
- Tạo cơ hội để trẻ bày tỏ về mọi lo lắng hoặc đặt câu hỏi trước khi trò chơi kết thúc.
- Trẻ cần có cơ hội thực hành kỹ năng và hiểu mục tiêu của trò chơi trước khi bắt đầu chơi cùng các bạn đồng trang lứa.
9 trò chơi cho trẻ tự kỷ đem lại hiệu quả tốt nhất
1. Nhảy lò cò
Đây là một trò chơi phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng đối với trẻ tự kỷ. Nó hỗ trợ sự phối hợp thể chất, cân bằng và phát triển nhận thức của trẻ em. Nhảy lò cò giúp phát triển khả năng thăng bằng (nhảy bằng 1 chân), kiểm soát cơ thể (không giẫm lên vạch), sức mạnh cơ bắp (nhảy qua điểm đánh dấu), phối hợp tay mắt và kiểm soát vận động (tung đồ vật vào ô đánh dấu). Trò chơi tưởng chừng như đơn giản này có thể có rất nhiều lợi ích.
Tuy nhiên những hoạt động này có thể khiến trẻ bị tự kỷ cảm thấy khó khăn và không muốn tham gia. Điều chỉnh trò chơi một chút sẽ đem lại sự hấp dẫn hơn, ví dụ như:
- Thay vì đánh số, ta sử dụng màu sắc phân biệt thứ tự các ô trống và vị trí đặt chân.
- Cho trẻ tập trung vào 1 kỹ năng trong mỗi lần chơi và thực hành lặp đi lặp lại: ném đĩa, nhảy, nhặt đồ,...
- Có thể củng cố các kỹ năng khác như nhận dạng chữ cái yêu thích bằng cách yêu cầu trẻ nhảy đến ô thích hợp khi có hiệu lệnh.
2. Trốn tìm
Trò chơi tính thời gian này có thể là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ tự kỷ. Một số trẻ tự kỷ có xu hướng thích chạy và ẩn trốn vì vậy nên tổ chức chơi trốn tìm trong nhà hoặc tại khu vực đã được giới hạn. Nguyên tắc chơi trốn tìm rất đơn giản, một người bịt mắt và đếm từ 1-10 để những người khác trốn đi. Sau đó, trẻ sẽ được tháo bịt mắt, đi tìm những người còn lại.
Lưu ý:
- Trước khi chơi trò chơi, trẻ cần được dạy về các vị trí nguy hiểm phải tránh: máy giặt, lò sưởi, lò nướng, tủ lạnh, tủ đông,...
- Những đứa trẻ tự kỷ đang trốn có thể thiếu kiên nhẫn hoặc thất vọng trong khi chờ đợi vì vậy, có thể đưa cho chúng một cuốn sách hoặc đồ vật nào đó trong khi trò chơi diễn ra.
3. Trò chơi bắt chước
Với hoạt động này, bạn sẽ bắt chước các động tác, cử chỉ, lời nói của trẻ. Điều này giúp thu hút sự chú ý, kích thích tính tò mò, sự quan sát và hứng thú của trẻ.
4. Vượt chướng ngại vật
Bạn có thể tìm bất cứ một đồ vật nào và sắp xếp chúng vào các vị trí nhất định, sau đó yêu cầu trẻ thực hiện theo đúng động tác, vượt qua chướng ngại vật để đến đích. Bạn có thể yêu cầu trẻ nhảy ếch, bò, bước đi như một con cua vượt qua các mốc vạch đã định sẵn mà không làm xê dịch đồ vật.
5. Vẽ hình
Vẽ là một trong những hoạt động giải trí cũng như rèn luyện khả năng quan sát, tư duy và sáng tạo của trẻ. Ngoài ra, hoạt động này cũng luyện cho trẻ khả năng tập trung cho trẻ tự kỷ.
Trước hết, vẽ các hình đơn giản (hình vuông, trong, tam giác,..) kết hợp với đặt câu hỏi cho trẻ. Nếu trẻ không trả lời, người lớn phải giải thích cho trẻ biết. Tiếp tục vẽ các hình đồ vật khác nhau thân thuộc với trẻ như: cái cốc, ngôi nhà, quả táo,... nhằm kích thích sự chú ý.
6. Hoạt động thể dục thể thao
Một số hoạt động thể chất như bơi lội, bóng đá, bóng rổ cải thiện kỹ năng vận động, khả năng phối hợp và kỹ năng xã hội cho trẻ bị tự kỷ. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến trẻ sẽ bị khó chịu, người lớn có thể hạn chế tác động này bằng cách cho trẻ đeo tai nghe chống tiếng ồn, chia đội chơi thành từng nhóm nhỏ để trẻ giảm bớt cảm giác lo lắng.
7. Cắt dán thủ công
Cắt dán thủ công từ đâu đã trở thành trò chơi hấp dẫn cho trẻ em. Hoạt động này có thể hấp dẫn trẻ tự kỷ bởi những mảnh giấy đầy sắc màu bắt mắt. Đây là loại trò chơi giúp phát triển khả năng phối hợp vận động linh hoạt của ngón tay, mắt và cải thiện sự tập trung, kích thích sáng tạo ở trẻ.
8. Chai giác quan
Chai giác quan được coi như một trò chơi thủ công truyền thống nhưng đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ.
Đầu tiên, tìm một chiếc chai rỗng và làm đầy nó bằng dung dịch gel, các loại hạt hoặc kim tuyến sặc sỡ sắc màu. Có thể sử dụng nhiều chai với những hình dáng khác nhau để kích thích giác quan của trẻ. Sau đó, bạn chỉ cần yêu cầu trẻ đậy nút chai nhằm giữ vật chất trong chai không bị đổ ra ngoài.
9. Trò chơi ghi nhớ
Trò chơi ghi nhớ hay còn gọi là trò chơi ký ức, được nhiều người sử dụng làm trò chơi cho trẻ tự kỷ. Bằng cách vận dụng trí nhớ thị giác, trẻ sẽ nhận biết vị trí, hình ảnh các món đồ, ký hiệu trên tấm thẻ.
Để hỗ trợ trẻ bị tự kỷ, trò chơi được điều chỉnh như sau:
- Lần đầu tiên chơi, chỉ sử dụng 4 thẻ (2 cặp thẻ), và tăng dần số lượng cặp thẻ khi trẻ đã quen với trò chơi.
- Bắt đầu chơi, trẻ sẽ ghép các hình trên thẻ với nhau theo từng cặp trái ngược hoặc giống nhau nhưng khi trẻ đã ghi nhớ hình ảnh trên thẻ, hãy lật úp thẻ lại để trẻ có thể tập trung nhớ lại vị trí thẻ.
- Sử dụng bộ thẻ chuyên dụng theo từng chủ đề, ưu tiên chủ đề yêu thích của trẻ: động vật, thực vật, đồ ăn, xe cộ,...
Bên cạnh những món đồ chơi cho trẻ tự kỷ, tổng hợp các trò chơi cho trẻ tự kỷ trên đây sẽ kích thích sự chú ý, tăng độ tập trung, khả năng kết hợp và vận động cho trẻ rất hiệu quả. Khi tham gia trò chơi, bố mẹ cần kiên trì và dành tặng trẻ những lời khen ngợi và phần thưởng cho trẻ đúng lúc. Tâm An Hòa hy vọng danh sách trò chơi này sẽ giúp mọi người có thể áp dụng linh hoạt trong quá trình chăm sóc trẻ tự kỷ.