Phân biệt trẻ hiếu động và tăng động bằng cách nào?

Dưới góc nhìn của các bậc phụ huynh, hẳn ai cũng lo lắng khi con mình quá hiếu động và băn khoăn không biết con có bị tăng động hay không. Vì vậy, việc phân biệt trẻ hiếu động và tăng động rất cần thiết để đánh giá tình trạng phát triển của bé. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Tâm An Hòa để hiểu rõ trẻ hơn nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Phân biệt trẻ hiếu động và tăng động
Phân biệt trẻ hiếu động và tăng động

1. Vì sao ba mẹ nên biết phân biệt trẻ hiếu động và tăng động

Có thể thấy, tỷ lệ trẻ em bị tăng động ngày càng tăng lên. Đây cũng là vấn đề đầu tiên mà đa số bậc phụ huynh nghĩ đến khi thấy bé trở nên quá hiếu động, chạy nhảy liên tục và khó ngồi yên một chỗ.

Mặt khác, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ hiếu động và tăng động vẫn chưa thực sự rõ ràng. Bởi vì, ở cả hai trường hợp, trẻ đều có biểu hiện nghịch ngợm, chơi đùa, chạy nhảy liên tục và nếu không quan sát kỹ, ba mẹ dễ ngộ nhận con mình bị tăng động.

Trong khi, bản chất của hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau, tăng động là một chứng bệnh tâm lý còn hiểu động lại là sự phát triển bình thường. Vì vậy, việc nắm rõ những điểm khác biệt để phân biệt trẻ hiếu động và tăng động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình theo dõi sự phát triển của trẻ để có cách can thiệp phù hợp, kịp thời.

2. Phân biệt trẻ hiếu động và tăng động

Đôi khi, những dấu hiệu mà cha mẹ quan sát được chỉ cho thấy đứa trẻ hiếu động nhưng lại hiểu nhầm là tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.

Do đó, để phân biệt trẻ hiếu động với tăng động chuẩn xác nhất, cần chú ý những điểm nổi bật sau đây:

2.1. Khác biệt giữa hai khái niệm Tăng động và Hiếu động

Tăng động là một chứng bệnh tâm lý do bất thường ở não gây ra, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của trẻ. Điều này có nghĩa là cho dù trẻ có muốn chú ý đến một nhiệm vụ nào đi chăng nữa, thì chúng cũng không thể tập trung được.

Ví dụ:

Một đứa trẻ có thể ngồi chăm chú nghe giảng bài trên lớp vì chúng biết cuối giờ sẽ được nhận thưởng nhưng một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ không thể tập trung vào việc nghe giảng dù cũng được trao giải thưởng.

Tuy nhiên, hiếu động lại là đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn phát triển bình thường. Trẻ vẫn có thể tập trung vào những thứ chúng thích và có khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc, học tập như những đứa trẻ khác.

2.2. Độ tuổi

Thông thường, tăng động xuất hiện khi trẻ bắt đầu đi học, ở các bé trên 3 tuổi và dưới 12 tuổi và có xu hướng kéo dài.

Điều này khác với trẻ hiểu động, khi trẻ thể hiện sự năng động từ rất sớm, khi trẻ bắt đầu biết đi.

2.3. Mức độ hành vi

Các triệu chứng điển hình của trẻ tăng động là:

  • Không chú ý, bốc đồng, hiếu động quá mức ở mọi lúc mọi nơi.
  • Không chú ý, dường như không lắng nghe khi được nói chuyện.
  • Gặp khó khăn trong việc ngăn nắp, không nhớ mọi thứ hoặc khó làm theo hướng dẫn.
  • Dễ bị phân tâm, nhanh chán, dễ thay đổi và bỏ cuộc.
  • Dễ nổi nóng, tức giận, làm gián đoạn cuộc trò chuyện.
  • Nói nhiều, nói liên tục, nói mà không suy nghĩ.
Trẻ tăng động chạy nhảy liên tục không thể tập trung
Trẻ tăng động chạy nhảy liên tục không thể tập trung

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì trẻ hiếu động sẽ có biểu hiện khác với tăng động:

  • Chỉ hiếu động, nghịch ngợm khi ở những nơi quen thuộc, nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ hoặc môi trường mới.
  • Có thể tập trung vào những thứ yêu thích.
  • Biết nghe lời, làm theo sự chỉ dẫn của người lớn, có thể sửa sai khi mắc lỗi và được nhắc nhở.
  • Có thể nhận biết được các quy tắc giao tiếp, ít làm gián đoạn hoặc chen ngang cuộc nói chuyện.
Trẻ hiếu động có khả năng tập trung học bài
Trẻ hiếu động có khả năng tập trung học bài

2.4. Khả năng kiểm soát cảm xúc

Điều dễ phân biệt trẻ hiếu động và tăng động là khả năng kiểm soát cảm xúc. Trẻ hiếu động thường có cảm xúc ổn định và có thể tự kiềm chế cảm xúc của bản thân nhiều hơn.

Ngược lại, trẻ tăng động lại dễ nổi cáu, la hét, tức giận, khó kiểm soát được cảm xúc dẫn đến dễ gây ra những hành động nguy hiểm cho bản thân và người khác.

2.5. Giấc ngủ

Trong khi những trẻ tăng động đa phần bị rối loạn giấc ngủ như; khó ngủ, trằn trọc, hay tỉnh giấc giữa đêm, quấy khóc thì trẻ hiếu động vẫn có một giấc ngủ bình thường.

Trẻ hiếu dộng không bị rối loạn giấc ngủ như trẻ tăng động
Trẻ hiếu dộng không bị rối loạn giấc ngủ như trẻ tăng động

2.6. Ngôn ngữ

Đa phần trẻ tăng động sẽ gặp vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp với những biểu hiện chậm nói về số lượng từ đơn, từ kép, chậm nói, nói không rõ lời. Trái lại,trẻ hiếu động có khả năng phát triển ngôn ngữ, lời nói bình thường theo đúng lứa tuổi.

2.7. Khả năng học tập

Trẻ hiếu động vẫn có thể học tập và tiếp thu kiến thức như những đứa trẻ khác thậm chí chúng còn khá thông minh và học hỏi nhanh. Nhưng, đối với trẻ tăng động thì rất khó khăn trong việc học vì chúng dễ bị mất tập trung. Vì vậy mà thành tích học tập của trẻ tăng động kém hơn.

Tăng dộng giảm chú ý có thể khó xác định, vì vậy điều quan trọng là phải nhờ tới sự hỗ trợ của  nhà tâm lý học trẻ em để phân biệt chính xác trẻ hiếu động và tăng động. Họ sẽ có thể giúp phụ huynh xác định kế hoạch hành động tốt nhất để giúp trẻ phát triển bình thường.

Trên đây là bài viết phân biệt trẻ hiếu động và tăng động của Tâm An Hòa, hi vọng độc giả có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Bài viết cùng chủ đề

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Thu Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ  trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Thu Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Thu Hà

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*