Rối loạn ăn uống vô độ: Triệu chứng, Nguy cơ và Nguyên nhân

Rối loạn ăn uống vô độ không chỉ liên quan đến thức ăn mà nó còn là một dạng rối loạn tâm thần. Bệnh xuất hiện để giải quyết một tình trạng tâm lý khác, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân và rủi ro sức khỏe cũng như cách khắc phục của tình trạng này.

Mục lục [ Ẩn ]
Rối loạn ăn uống vô độ là gì?
Rối loạn ăn uống vô độ là gì?

1. Rối loạn ăn uống vô độ là gì?

Rối loạn ăn uống vô độ (Binge eating disorder - BED) là một chứng rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi các đợt ăn uống vô độ thường xuyên và tái diễn kèm theo các vấn đề tâm lý và xã hội tiêu cực nhưng không có các hành động bù đắp phổ biến đối với chứng cuồng ăn.

Tình trạng này được phân biệt với tình trạng ăn uống vô độ trong chứng cuồng ăn nhưng không có biểu hiện thanh lọc đặc trưng. Tuy nhiên, rối loạn ăn uống vô độ nhẹ hơn tình trạng cuồng ăn.

2. Triệu chứng và dấu hiệu ăn uống vô độ

Hầu hết những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ đều thừa cân hoặc béo phì nhưng một số trường hợp cũng có mức cân nặng bình thường.

Người mắc rối loạn ăn uống vô độ thường ăn một lượng lớn trong thời gian không cụ thể
Người mắc rối loạn ăn uống vô độ thường ăn một lượng lớn trong thời gian không cụ thể

Các dấu hiệu và triệu chứng về hành vi, cảm xúc của chứng rối loạn ăn uống vô độ bao gồm:

  • Ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian cụ thể
  • Không kiểm soát được hành vi ăn uống
  • Ăn ngay cả khi bạn no hoặc không đói
  • Ăn nhanh và nhiều hơn bình thường
  • Ăn cho đến khi no một cách khó chịu
  • Thường xuyên ăn một mình hoặc ăn bí mật
  • Cảm thấy chán nản, ghê tởm, xấu hổ hoặc khó chịu về việc ăn uống của bạn
  • Không nhớ những gì đã ăn sau khi say xỉn
  • Tự ti và xấu hổ về ngoại hình
  • Tự làm hại bản thân 
  • Trầm cảm hoặc lo lắng

Mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn ăn uống vô độ được xác định bởi tần suất các đợt ăn uống vô độ xảy ra trong một tuần.

3. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống vô độ

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống chưa được hiểu rõ nhưng có thể do những yếu tố rủi ro sau đây:

  • Di truyền: Những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ có thể tăng nhạy cảm với dopamine, một chất hoá học giúp tạo ra cảm giác thoải mái. Một số nghiên cứu cho rằng tình trạng này là do di truyền.
  • Giới tính: BED xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn nam giới. Điều này có thể là do các yếu tố sinh học trong cơ thể.
  • Những chấn thương tại não: Có những dấu hiệu cho thấy người có thể bị rối loạn ăn uống vô độ có thể có những thay đổi trong cấu trúc não dẫn đến phản ứng cao với thức ăn và ít tự chủ hơn.
  • Tuổi tác: Rối loạn ăn uống vô độ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng những dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn ăn uống thường bắt đầu ở độ tuổi 18 - 20.
  • Ăn kiêng: Những người phụ nữ ăn kiêng có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ cao gấp 12 lần so với những người không ăn kiêng.
  • Đặc điểm tính cách: Người theo chủ nghĩa hoàn hảo hoặc có rối loạn ám ảnh nhân cách, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có thể làm cho khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống cao hơn.
  • Các tính trạng bệnh tâm lý khác: Gần 80% người mắc chứng BED có ít nhất một rối loạn tâm lý khác, chẳng hạn như ám ảnh, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, rối loạn lưỡng cực, lo lắng hoặc lạm dụng chất kích thích.
Rối loạn lưỡng cực gây rối loạn ăn uống vô độ
Rối loạn lưỡng cực gây rối loạn ăn uống vô độ

4. Chẩn đoán rối loạn ăn uống vô độ

Tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán bao gồm:

  • Lặp lại các giai đoạn cuồng ăn (bao gồm việc tiêu thụ không kiểm soát lượng thức ăn nhiều bất thường) kèm theo cảm giác mất kiểm soát ăn và xảy ra ít nhất một lần/tuần trong 3 tháng.
  • Lặp lại các hành vi bổ sung không thích hợp mà ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể (ít nhất một lần/tuần trong 3 tháng)
  • Những quan tâm về hình dáng cơ thể và cân nặng ảnh hưởng tới việc tự đánh giá bản thân quá mức.

5. Điều trị rối loạn ăn uống vô độ

Mục tiêu của điều trị rối loạn ăn uống vô độ là giảm ăn uống vô độ và hỗ trợ người bệnh ăn các bữa ăn bình thường, đồng thời, khắc phục các yếu tố cảm xúc liên quan khác như lo lắng, trầm cảm.

Một số liệu pháp tâm lý có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn ăn uống vô độ, bao gồm:

  • Liệu pháp Nhận thức hành vi (CBT)
  • Liệu pháp giữa các cá nhân (IPT)
  • Liệu pháp giảm cân
  • Sử dụng thuốc

5.1. Liệu pháp Nhận thức hành vi

Liệp pháp nhận thức hành vi cho rối loạn ăn uống vô độ tập trung vào phân tích các mối quan hệ giữa những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tiêu cực liên quan đến ăn uống, hình dáng và cân nặng.

Các biện pháp can thiệp cụ thể bao gồm thiết lập mục tiêu, tự giám sát, chế độ ăn uống đều đặn, thay đổi suy nghĩ về bản thân và cân nặng, đồng thời khuyến khích thói quen kiểm soát cân nặng.

Ngoài ra, liệu pháp nhận thức hành vi có hướng dẫn cũng được lựa chọn. Trong liệu pháp này, những người tham gia được cung cấp một sổ tay hướng dẫn để tự điều trị và kết hợp cùng với một số bài hướng dẫn của các nhà trị liệu.

Liệu pháp nhận thức hành vi chữa rối loạn ăn uống vô độ
Liệu pháp nhận thức hành vi chữa rối loạn ăn uống vô độ

5.2. Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân

Liệp pháp tâm lý giữa các cá nhân dựa trên ý tưởng ăn uống vô độ là một phương pháp để đối phó với các vấn đề cá nhân chưa được điều trị như đau buồn, xung đột trong các mối quan hệ.

Mục tiêu của liệu pháp này là xác định vấn đề cụ thể có liên quan đến hành vi ăn uống tiêu cực và sau đó là các biện pháp thay đổi trong 12 - 16 tuần.

Đây là một phương pháp có tác động tích cực cả ngắn hạn và dài hạn trong việc giảm hành vi ăn uống vô độ. Nó là một liệu pháp khác có kết quả tốt tương tự như liệu pháp nhận thức hành vi.

5.3. Liệu pháp giảm cân

Liệu pháp giảm cân bằng hành vi nhằm mục đích giúp mọi người giảm cân, có thể giảm hành vi ăn uống vô độ. Ngoài ra, người bệnh sẽ có lối sống lành mạnh liên quan đến chế độ ăn uống và tập thể dục, cũng như theo dõi lượng thức ăn.

Giống với phương pháp giảm cân thông thường cho bệnh béo phì, cách này giúp người bệnh chỉ đạt đến mức giảm cân vừa đủ.

5.4. Thuốc điều trị

Hiện nay, chưa có thuốc nào đặc trị đối với tình trạng rối loạn ăn uống vô độ mà việc sử dụng thuốc thường được chỉ định khi người bệnh mắc kèm các tình trạng bệnh tâm thần khác.

Chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh và các loại thuốc thường được sử dụng cho các rối loạn tăng động. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, các vấn đề về dạ dày, rối loạn dạ dày, rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp.

5.5. Các phương pháp khác

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp khác, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Viết các loại thực phẩm và cảm xúc của bản thân: Xác định các yếu tố kích hoạt cá nhân là một bước quan trọng trong việc kiểm soát sự ăn uống vô độ.
  • Thường xuyên trò chuyện: Hỗ trợ cải thiện rối loạn ăn uống bằng cách nói chuyện với những người trong gia đình, bạn bè,...
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp tăng cường giảm cân, cải thiện hình dáng cơ thể, giảm các triệu chứng lo lắng và cải thiện tâm trạng.
  • Ngủ đủ giấc: Thiều ngủ có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều calo hơn và ăn uống thất thường, do đó, bạn nên ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

6. Biến chứng của rối loạn ăn uống vô độ là gì?

Béo phì do ăn uống vô độ
Béo phì do ăn uống vô độ

Các biến chứng có thể gây ra bởi chứng rối loạn ăn uống vô độ bao gồm:

  • Chất lượng cuộc sống giảm
  • Béo phì
  • Các bệnh lý liên quan đến béo phì, chẳng hạn như các vấn đề về khớp, bệnh tim, tiểu đường loại 2, trào ngược thực quản dạ dày và một số rối loạn liên quan đến giấc ngủ.
  • Các vấn đề về răng miệng nhue mòn men răng, sưng hàm, hôi miệng, bệnh nướu răng, sâu răng.
  • Nhịp tim không đều hoặc chậm, ngừng tim, suy tim, huyết áp thấp, ngất xỉu, chóng mặt.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có, vô sinh.
  • Mệt mỏi, chuột rút do mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, thờ ơ.

Chắc hẳn qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng rối loạn ăn uống vô độ cũng như hậu quả mà nó gây ra. Để biết thêm các thông tin về bệnh lý tâm thần, mời bạn theo dõi những chủ đề khác của Tâm An Hoà nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh lý và các thông tin liên quan đến bệnh. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời những kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn