Nhân tướng học từ xa xưa đã được ông cha ta vận dụng để xem xét vận mệnh, tính cách từng người. Dưới đây là những thông tin tổng quát nhất về đề tài này.
1. Nhân tướng học là gì?
Nhân tướng học là bộ môn sử dụng phép xem tướng để dự đoán về vận mệnh của con người, thông qua các bộ vị trên thân thể của họ, từ ngoại hình bên ngoài, đến khí chất tinh thần và cốt cách bên trong.
Nhân tướng học đã có từ rất lâu đời và trở thành một nét đặc biệt hấp dẫn của nền văn hóa thần bí phương Đông. Do chỉ dựa trên quan sát, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra kết luận nên bộ môn này không được giới khoa học công nhận.
Tuy vậy, từ ngàn xưa đã có câu “Đức năng thắng số”, vì vậy số mệnh của bạn hoàn toàn có thể thay đổi phụ thuộc vào việc tích đức, hướng thiện của chính bản thân và những người trong gia đình bạn.
2. Tướng thuật là gì?
Tướng thuật là phương pháp quan sát những đặc trưng bên ngoài của mỗi người để có thể nhìn thấy tính cách bên trong, bối cảnh gia đình và đời sống tình cảm, cũng như dự đoán vận mệnh tốt xấu,... của họ.
Các bộ vị trên cơ thể con người có thể quan sát để xem tướng bao gồm: tướng mặt, tướng tay, tướng nốt ruồi, tướng đi đứng, vận động, tướng mắt, tướng giọng nói, tướng xương, tướng da, tướng lông tóc,...
3. Các cách xem nhân tướng học
Nhân tướng học bản chất đơn giản là việc bạn xem phần “Nhân”, phần “Tướng” của người đối diện, sau đó dựa vào kiến thức cha ông đúc kể để đánh giá chính xác về họ. Về cơ bản, xem nhân tướng của một người là xem bảy yếu tố sau:
- Coi mắt và thần khí: Quan sát tướng mắt bao gồm xem sáu yếu tố hình, thể, sắc, thần, khí, cách nhìn. Đây là cách xem tướng rất đặc biệt, bởi thông qua tướng mắt sẽ cho ta những thông tin về nội tâm, tính cách, tình cảm, thể trạng và về ứng xử cũng như bệnh cảnh của mỗi người con người.
- Coi dáng vóc: Mỗi dáng người sẽ kể một câu chuyện khác nhau về chính bản thân họ. Ngoài dáng vóc, ta có thể quan sát cả dáng đi của họ để kết luận toàn diện hơn.
- Coi tướng mặt: Mặt là bộ phận được Nhân tướng học chú tâm nghiên cứu nhất. Mỗi hình dáng khuôn mặt sẽ chúng ta biết tường tận về tính cách, sức khỏe, tương lai, hậu vận,... của người đang ở đối diện bạn.
- Coi Ngũ nhạc Tam đình: Ngũ nhạc là xem năm bộ phận trán, mũi, 2 má, cằm. Còn tam đình là ba phân khúc của mặt bao gồm Thượng đình, Trung đình và Hạ đình.
- Coi Ngũ quan lục phủ: Ngũ quan là năm giác quan trên khuôn mặt bao gồm hai Tai, hai Mắt, hai hàng Lông mày, Miệng và Mũi. Lục phủ là ba cặp xương ở bìa ngoài ôm lấy hai bên mặt, chúng được ví là sáu kho chứa tiền tài, vật chất trên gương mặt
- Coi chân tay: Xem tướng bàn tay và tướng chân là hai thuật xem tướng khá hay, có thể kể chi tiết về cuộc đời của bạn chỉ thông qua xem tướng hai bộ phận này.
- Coi tiếng nói: Thanh (tiếng nói) được coi là một bộ phận cốt yếu trong cổ tướng học. Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn chỉ cần cất tiếng nói là chúng ta có thể biết liệu họ có phù hợp với vị trí ứng tuyển không.
4. Có thể sửa đổi vận mệnh thông qua sửa tướng không?
Từ ngàn xưa, trong tướng pháp đã lưu truyền câu nói “Tướng do tâm sinh”. Tướng mặt và chỉ tay của con người thực chất giúp chúng ta biết tính cách của người đó như thế nào và từ tính cách mới suy ra vận mệnh của họ chứ không phải là dựa trên tướng mặt rồi suy luôn ra vận mệnh.
Do vậy, khi một người nào đó chỉ lo chỉnh sửa tướng mạo mà không nắn chỉnh tính cách thì không thể sử được vận mệnh của họ.
Ngoài ra, sau khi sửa tướng thì gương mặt của mỗi người vẫn bị biến đổi theo thời gian cho đến khi trở về với cát bụi. Nên dù cho bạn thay đổi bằng giải phẫu nhiều nhưng tướng sau đó vẫn biến đổi theo tâm bạn.
Nếu tâm bạn xấu thì tướng vẫn đi theo chiều hướng xấu, còn tâm bạn hướng thiện, thì nhân thiện sẽ được sinh trưởng trên tướng mặt.
Nhưng cũng có một vài trường hợp sau khi phẫu thuật thẩm mỹ thì đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, đó là vì sau khi tân trang lại bản thân họ cảm thấy tự tin hơn thì làm việc dễ thành công hơn.
5. Ứng dụng của nhân tướng học trong công việc
Một vài kiến thức cơ bản trong nhân tướng học sẽ phục vụ hiệu quả cho công việc quản trị nhân sự của bạn.
5.1. Ứng dụng trong tuyển dụng nhân sự
Khi mà cơ hội tiếp xúc, cũng như tìm hiểu về mỗi ứng viên trong quá trình tuyển dụng không nhiều, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nhân tướng học để sợ bộ đánh giá được ứng viên.
Trong quá trình ứng viên nộp CV, bạn có thể dựa trên khuôn mặt trên ảnh CV để đưa ra một vài nhận định về ứng viên. Ví dụ như ứng viên có khuôn mặt chữ điền, sáng sủa chứng tỏ tính cách thành thật, làm việc chăm chỉ.
Từ đó, bạn sẽ quyết định nên đặt kỳ vọng vào ứng viên nào và chủ động tìm câu hỏi đánh giá xem nhận định của bản thân mình có đúng không. Xem nhân tướng học chỉ mang tính chất tham khảo bởi có thể ứng viên ngoài đời nhìn khác trên ảnh và một buổi gặp mặt trực tiếp vẫn luôn cần thiết.
5.2. Ứng dụng trong quản trị nhân sự
Xem nhân tướng học để biết người nào lên chơi thân, người nào cần đề phòng, cũng như phân chia công việc phù hợp với tính cách từng người.
Trong quan sát đồng nghiệp
- Tướng người ngay thẳng: Là những người có ánh mắt nhìn thẳng, ăn nói không ba hoa. Dáng nhìn đoan chính, sống mũi ngay ngắn, có ngôn ngữ gãy gọn. Đây là tướng người quân tử.
- Tướng người ngang bướng: Có lông mày thô đậm hoặc mọc loạn. Xương chân mày quá cao hoặc quá thấp. Mắt bị lồi hoặc tròn, lòng trắng hơi vàng.
- Tướng người ích kỷ tư lợi: Đây là những người chỉ biết bản thân mình, bất chấp hậu quả. Tướng đi của họ đi hay lao đầu phía trước. Mũi nhỏ, còn nếu mũi lớn thì hay quặp xuống.
- Tướng người điềm đạm, thâm trầm: Những người này được trời phú cho khả năng kiểm soát Hỷ - Nộ - Ái - Ố rất tốt. Mũi dù cao hay thấp thì đều nhìn rất ngay ngắn. Mắt sáng và ôn hòa. Thần khí thanh thản, thư thái khiến người tiếp xúc có thiện cảm, luôn muốn tiếp cận.
Quan sát cấp dưới (nhân viên)
- Tướng người phục tùng: Mắt nhìn ôn hoà, mũi không lệch, gò má không cao, không ngại khó khăn và không bao giờ tỏ vẻ oán hận ai. Đây là mẫu người nhân viên lý tưởng cho các công việc thông thường.
- Tướng người có tinh thần trách nhiệm: Những người có mặt mũi sáng sủa, lời nói của họ có đáng tin, thần khí trầm ổn đều làm việc chuyên tâm và có trách nhiệm.
- Tướng người nhút nhát, sợ việc: Là người có nhãn cầu mắt nhỏ, mắt có sắc vàng khá rõ rệt, cũng như lòng đen tròng trắng không rõ ràng. Nói năng thiếu thành tín, tham lam ham lợi nhỏ.
- Tướng người cơ trí, ứng biến linh hoạt: Là những người có mi thanh, mục tú, cặp mắt của họ sáng sủa linh hoạt, lòng đen và lòng trắng phân minh. Sống mũi thẳng, trán rộng và cân xứng, giọng nói ấm cúng. Người này có thể đảm đương được việc lớn.
- Tướng người gian tham độc hại: Lông mày xoắn tít, đầu nhỏ nhọn,. Mắt có vàng, ánh mắt nhìn xuống hoặc liếc xéo hình tam giác. Mũi vừa ngắn vừa thấp. Những người này khá khôn khéo, làm việc tuy giỏi nhưng hay có gian kế.
Quan sát cấp trên
- Tướng người trung hậu: Ánh mắt ôn hòa nhưng không nhu nhược, tướng ngồi khả ái, dáng ngồi rất an tĩnh, đối đãi với cấp dưới, hành sự chu toàn, có lòng khoan dung, không hách dịch, không trọng sang giàu quý hiển, trong gia đình xử sự có điều lý, gia đạo an lạc.
- Tướng người hung ác: Người có tướng hung là người có thân thể to lớn, chủ yếu phát triển theo chiều ngang, mày sắc như dao. Còn người tóc khô, mũi như chim ưng, mắt như sói, điệu cười lạnh sẽ có tướng không chỉ hung mà còn ác.
- Tướng người nhu nhược: Có ánh mắt kinh nghi, thích nói chuyện nhàn hạ, không quyết đoán những việc thuộc thẩm quyền của mình, nói năng nhiều lúc khinh suất, dễ gây họa.
- Tướng người bất cận nhân tình: Tướng người thô trọc, mũi cao, gò má thấp, tính tình thích nịnh hót, nói năng tự tiện, đi đứng không ngay thẳng nhưng lại tự cho mình mạnh mẽ hiên ngang, thông thái và buộc người khác phải hiểu mình.
Nhân tướng học là một lĩnh vực khá phức tạp mà trong khuôn khổ một bài viết không thể bao quát hết. Hy vọng những thông tin hết sức cơ bản trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hay thì đừng quên like và chia sẻ để nhiều người được biết.