Hoang tưởng là một bệnh lý tâm thần phổ biến trong cuộc sống, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân do nó thường đến những xung đột giữa vợ chồng, đồng nghiệp, hàng xóm… và đôi khi có thể dẫn đến kiện cáo. Vậy để hiểu hơn về bệnh hoang tưởng hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Bệnh hoang tưởng là gì?
Hoang tưởng là một bệnh lý tâm thần gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân, gia đình và mọi người xung quanh xuất phát từ những ảo giác của người bệnh.
1.1. Khái niệm bệnh hoang tưởng
Hoang tưởng có tên tiếng Anh là paranoia - là bệnh lý khiến cho bệnh nhân luôn nghi ngờ và không dám tin tưởng người khác kể cả những người thân yêu.
Họ luôn nghĩ có người theo dõi, khủng bố mình. Dù không có thông tin xác thực, nhưng bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng luôn tưởng tượng mình bị đe dọa và luôn xuất hiện cảm giác không an toàn.
Những suy nghĩ hoang tưởng cũng có thể là những nghi ngờ phóng đại. Ví dụ: Khi bị người khác nhận xét tiêu cực một lần, người bệnh liền có suy nghĩ là người đó là kẻ thù của mình và đang chống lại mình.
Bệnh hoang tưởng khá hiếm gặp và thường xuất hiện ở các đối tượng từ trung niên trở đi.
1.2. Bệnh hoang tưởng có mấy dạng?
Dưới đây là một số dạng hoang tưởng thường gặp trong cuộc sống:
- Hoang tưởng không kỳ quái: Bệnh nhân tưởng tượng mình bị theo dõi, đe dọa, đánh đập, bị lừa dối phản bội. Các tình huống này vẫn có thể xảy ra trong cuộc sống.
- Hoang tưởng kỳ quái: Các hoang tưởng hoàn toàn phi logic như bị ai đó lấy mất nội tạng bên trong nhưng không cần phẫu thuật.
- Hoang tưởng phù hợp với tâm trạng: Là sự hoang tưởng của bệnh nhân nhưng có sự phù hợp với tâm trạng. Ví dụ như: bệnh nhân bị trầm cảm và nghĩ rằng những người thân yêu ghét mình, luôn tìm cách làm hại bệnh nhân. Đôi khi người bệnh hưng phấn sẽ nghĩ rằng mình có sức mạnh siêu nhiên như siêu nhân.
- Hoang tưởng độc lập với tâm trạng: Là bệnh mà người bệnh hoang tưởng ra những điều không hề liên quan đến tâm trạng. Ví dụ như người bệnh nghĩ mình có ba tay nhưng chỉ có 1 chân. Hoang tưởng này là độc lập đối với trạng thái trầm cảm hoặc hưng cảm.
2. Triệu chứng của bệnh hoang tưởng
Bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng có nhiều biểu hiện bất thường thể hiện ngay trong cuộc sống thường ngày với các triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Hoang tưởng được yêu: Bệnh nhân luôn tin tưởng rằng có người đang yêu họ. Họ luôn cố gắng liên lạc với đối tượng này thông qua điện thoại thư, nguy hiểm hơn có thể là giám sát. Người bệnh thuộc nhóm này có thể xảy ra các xung đột pháp luật.
- Hoang tưởng tự cao: Người bệnh luôn nghĩ rằng mình có tài năng đặc biệt xuất chúng mà người khác không bao giờ có thể thực hiện được, hoặc là họ đã khám phá ra được cái gì đó rất cao siêu và thần bí.
- Hoang tưởng ghen tuông: Bệnh nhân luôn xuất hiện suy nghĩ là bạn đời hoặc người yêu của mình không thủy chung với mình có người khác bên ngoài. Suy nghĩ này xuất phát từ các suy luận không có căn cứ và không chính xác.
- Hoang tưởng bị truy hại: Bệnh nhân nghĩ rằng mình đang bị theo dõi, có người muốn làm hại, đe dọa mình. Họ sẽ liên tục tìm cách yêu cầu tòa án lấy lại công bằng cho mình hoặc sử dụng bạo lực để đối phó cho những suy nghĩ viển vông.
- Hoang tưởng cơ thể: Họ nghi ngờ cơ thể mình có vấn đề không được giống như người bình thường. Ví dụ như: bị dính mùi lạ, cơ thể bị dị tật bẩm sinh...
3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh bệnh hoang tưởng
Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng xuất phát từ nhiều nguồn, có thể từ định kiến hoặc ám ảnh, hay từ ảo giác.
Hoang tưởng cũng xuất hiện trong các bệnh khác nhau của bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, loạn thần hoặc ở các đối tượng rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng phấn…).
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh hoang tưởng:
- Trong gia đình có người từng có tiền sử bị mắc bệnh tâm thần phân liệt.
- Mắc các bệnh như viêm hoặc bệnh tự miễn làm tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch.
- Có cha lớn tuổi.
- Sau khi sinh, phụ nữ bị mắc một số biến chứng như suy dinh dưỡng hoặc các chất độc mà ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
- Trong độ tuổi thanh thiếu niên có sử dụng thuốc hướng thần.
Lưu ý rằng: Khi một người có nhiều hơn ba yếu tố nguy cơ kể trên sẽ có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn. Vì vậy, nếu thấy bản thân có xuất hiện 3 yếu tố nguy cơ kể trên nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
4. Tác hại của bệnh hoang tưởng
Bệnh hoang tưởng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh và người nhà xung quanh. Dưới đây là các tác hại phổ biến thường gặp trong cuộc sống:
- Người bệnh nghi ngờ, không tin tưởng, nghi kỵ mọi người xung quanh khiến cho các mối quan hệ của người bệnh xấu đi, có thể dẫn đến nguy cơ tan nát hạnh phúc gia đình.
- Bệnh làm cho người bệnh bị cản trở trong công việc do không tin tưởng và làm được việc nhóm với mọi người.
- Người bệnh dễ trở nên nóng nảy, giận dữ và dễ thực hiện hành động tấn công người khác. Tình trạng xấu nhất có thể xảy ra là người bệnh hoang tưởng sẽ trở thành kẻ sát nhân giết người.
- Nếu không được chữa trị kịp thời và kéo dài sẽ khiến cho người bệnh suy nghĩ tiêu cực và xuất hiện ý nghĩ tự sát để giải thoát bản thân.
5. Khám bệnh hoang tưởng
Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ triển khai việc khám và làm một số xét nghiệm để có thể loại bỏ các khả năng bệnh nhân bị mắc các bệnh có các biểu hiện tương tự như nghiện rượu và nghiện ma túy.
Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh, ví dụ như chụp MRI hoặc CT.
Các nhà tâm lý trị liệu sẽ kiểm tra trạng thái tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát thái độ, cách ứng xử, hỏi về suy nghĩ, hoang tưởng và ảo giác của bệnh nhân. Họ cũng sẽ thảo luận về tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình để đưa ra được các phán đoán chính xác.
6. Các phương pháp điều trị bệnh hoang tưởng
Mỗi bệnh nhân sau khi khám và chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh mà bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Một số phương pháp điều trị hay được áp dụng:
Dược lý trị liệu
- Bệnh nhân sẽ được kê các thuốc chống rối loạn thần kinh để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị bệnh hoang tưởng do nó đem lại hiệu quả cao.
Liệu pháp tâm lý
- Đa số bệnh nhân bị bệnh hoang tưởng thì việc sử dụng các liệu pháp tâm lý đem lại hiệu quả rất cao.
- Mục đích của các liệu pháp này là nhằm hỗ trợ bệnh nhân hiểu được tình trạng của mình, tuân thủ các liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra.
- Sử dụng các can thiệp về giáo dục và xã hội như đào tạo các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, hướng dẫn bệnh nhân cách giảm các yếu tố nguy cơ như các suy nghĩ tiêu cực, các căng thẳng trong cuộc sống.
- Phương pháp điều trị nhận thức có thể được áp dụng cho một số bệnh nhân. Trong phương thức này, các nhà tâm lý trị liệu sẽ tiến hành các câu hỏi tương tác và các thử nghiệm nhằm giúp bệnh nhân phát hiện được vấn đề của mình và sẽ hướng dẫn họ có các suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn.
- Sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình, và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.
7. Phòng tránh bệnh hoang tưởng
Để phòng tránh bệnh hoang tưởng một cách hiệu quả bệnh nhân cần tuân theo các chỉ dẫn dưới đây:
- Tuân thủ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu cần đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
- Thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không thức khuya quá.
- Làm việc hợp lý, tránh các căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống.
- Hạn chế tối đa các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia.
- Điều chỉnh nhịp sống phù hợp, tránh những va chạm, xung đột với người xung quanh.
Trên đây là những thông tin về bệnh hoang tưởng. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hay hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày vui vẻ!