Bệnh lý tâm thần - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một chứng bệnh tâm lý hiếm gặp trên thế giới. Tuy nhiên, khi bản thân mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng ám ảnh với nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 

Vậy bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì, bệnh  có nguy hiểm ra sao? Mời bạn đọc cùng bài viết tìm hiểu những thông tin dưới đây về bệnh.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế 
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

1. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra các ý nghĩ cưỡng bức hoặc hành vi cưỡng chế làm khó chịu và ảnh hưởng không tốt tới bản thân người mắc bệnh cũng như mọi người xung quanh. 

Như vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Bệnh có đặc điểm như thế như thế nào? Các bạn đừng bỏ qua bài viết để cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích nhé. 

1.1. Khái niệm về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tên tiếng Anh là Obsessive Compulsive Disorder (tên viết tắt là: OCD) là một hội chứng rối loạn lo âu

Đây là một dạng của chứng rối loạn tâm thần đặc biệt, đặc trưng là người bệnh bị ám ảnh quá mức bởi những ý nghĩ và hành vi của mình. Các ám ảnh bởi suy nghĩ và hành vi đối với người mắc bệnh OCD bị lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

OCD không phải là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức y tế về các bệnh tâm thần, tỉ lệ mắc bệnh này chỉ chiếm khoảng 0.05% dân số chung của toàn cầu. Nếu tính trên tổng số bệnh nhân khám và điều trị về bệnh tâm thần thì OCD chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1%. 

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới có xu hướng chung là gia tăng qua các năm. Nguyên nhân được xem xét có thể là do đời sống tinh thần và áp lực cuộc sống hàng ngày. 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bắt gặp ở những đối tượng tuổi vị thành niên (chủ yếu là từ 15 đến 25 tuổi). Những người mắc bệnh thường có trí tuệ ở mức trung bình, chỉ khoảng 30% số bệnh nhân là có bằng cấp đại học trở lên. 

1.2. Các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thực tế, Y học không có hệ thống phân chia thành các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế cụ thể. Tuy nhiên, một số biểu hiện đặc trưng có thể được coi như là một loại OCD. Bài viết sẽ giới thiệu cho độc giả một số OCD đặc biệt: 

  • Rối loạn ý nghĩ, hành vi và suy nghĩ hung bạo hoặc có xu hướng tình dục: Đây là một kiểu ám ảnh điển hình là luôn xuất hiện các hình ảnh bạo lực, gây tổn thương cho người khác hoặc có thiên hướng xấu trong tình dục. Loại OCD này thường luôn đi kèm với thói quen luôn tìm đến người khác để mưu cầu an ủi hoặc cưỡng bức tình dục.
  • Hành vi làm hại đến người xung quanh mà không có lý do: Do trong tâm trí người bệnh luôn xuất hiện các ý nghĩ bản thân bị làm hại bởi những người xung quanh nên họ nảy ra tâm lý phòng vệ và trả đũa. Một trong những cách thức họ làm để tự vệ (theo suy nghĩ của họ) là chủ động làm tổn thương đến người khác để có cảm giác an toàn. 
Phân loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Phân loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Ý nghĩ ám ảnh về sự chưa hoàn thiện: Trước bất kỳ sự việc hoặc sự vật, công việc nào chưa hoàn tất, họ luôn có tâm trạng bứt rứt khó chịu và muốn nổi loạn. Họ sẽ trả bằng mọi giá để hoàn thành chuyện đó trong thời gian càng sớm càng tốt. 
  • Tự kiểm soát bản thân chặt chẽ: Những người mắc OCD thường luôn kiểm soát bản thân vô cùng gắt gao. Họ luôn luôn đặt bản thân vào một tiêu chuẩn cụ thể xác định và tuân theo một cách vô cùng máy móc. 
  • Sợ bẩn, sợ vi trùng: Tâm lý luôn thích sạch sẽ của người bị OCD thường khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy phiền hà. Họ không tin vào bất kỳ thứ gì và luôn cảm thấy xung quanh như bãi rác bẩn thỉu, dù thu dọn cũng không sạch sẽ được. 
>>> Xem thêm: Chẩn đoán và các cách điều trị rối loạn lo âu

2. Triệu chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người mắc chứng bệnh OCD thường có các biểu hiện bất thường trong tâm lý, suy nghĩ, hành vi hoặc tất cả các yếu tố vừa kể. Các triệu chứng của OCD thường liên quan khá nhiều đến các mối quan hệ cá nhân, vấn đề công việc, học tập và các khía cạnh của cuộc sống. 

Các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống tinh thần và vật chất của người mắc bệnh. Họ có thể nhận thấy các biểu hiện bất thường của bản thân nhưng không thể nào kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình. 

Người bệnh có thể xuất hiện cả triệu chứng ám ảnh và cưỡng chế. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh có thể chỉ có triệu chứng ám ảnh hoặc chỉ có triệu chứng cưỡng chế. 

2.1. Triệu chứng ám ảnh

OCD ám ảnh là những suy nghĩ, kích thích hoặc hình ảnh lặp đi lặp lại, dai dẳng và không mong muốn, có thể xâm nhập và gây ra đau khổ hoặc lo lắng. Bạn có thể phớt lờ chúng hoặc loại bỏ bằng cách thực hiện một hành vi, hành động cưỡng chế. Các triệu chứng ám ảnh thường gặp như: 

  • Ý nghĩ, hình ảnh được lặp đi lặp lại trong đầu mang tính chất tiêu cực như: Sợ bẩn, sợ vi khuẩn, có suy nghĩ hãm hại người khác.
  • Hành vi lặp đi lặp lại do có các ý nghĩ thôi thúc, ám ảnh: Rửa tay nhiều lần vì nghĩ tay bẩn, lau nhà nhiều lần, gội đầu, tắm rửa, kỳ cọ lâu, sắp xếp mọi thứ quá ngăn nắp và hoàn hảo...
  • Mỗi ngày, thời gian bị ám ảnh hoặc thực hiện các hành vi kể trên kéo dài trên 60 phút.
  • Luôn nghi ngờ một vấn đề nào đó, khó chịu đựng được sự không chắc chắn.
  • Bản thân người bệnh có thể cũng phát hiện ra sự bất thường trong hành động hoặc nhận thấy sự thừa thãi không đáng có của hành vi nhưng lý trí không thể kiểm soát được.
  • Có những suy nghĩ hay hành động tiêu cực về việc làm hại chính bản thân hay những người xung quanh.
  • Mắc kèm các triệu chứng khác như: Mắt cử động bất thường, nháy liên tục,vai đung đưa, nhăn mặt, tiếng gằn khi nói, hắng giọng to, gật đầu liên tục,...
Triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

2.2. Triệu chứng cưỡng chế

OCD cưỡng chế là những hành vi lặp đi lặp lại mà người bệnh cảm thấy phải thực hiện. Hành vi lặp đi lặp lại hoặc hành vi tâm thần nhằm mang lại cảm giác an toàn, giảm sự lo lắng liên quan đến những ám ảnh hoặc ngăn chặn một điều gì đó nguy hiểm có thể xảy ra. Một số triệu chứng cưỡng chế thường gặp:

  • Rửa tay quá mức hoặc theo một cách nhất định. Thói quen vệ sinh các nhân quá mức hay sợ bụi bẩn, sợ tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm một cách quá mức bình thường.
  • Kiểm tra mọi thứ quá nhiều lần chẳng hạn như ổ khóa, cửa, các thiết bị hay công tắc của các vận dụng, đèn,...
  • Liên tục kiểm tra những người thân xung quanh để đảm bảo họ luôn an toàn.
  • Đếm, gõ, lặp lại một số thứ nhất định hoặc làm những việc vô nghĩa khác để giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng,...
  • Tốn nhiều thời gian cho việc giặt giũ hay về sinh các vận dụng xung quanh mình.
  • Đặt hàng hoặc sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp, theo đúng quy luật và phải đối xứng.
  • Tôn sùng một tôn phái quá mức.
  • Tích tụ rác như báo cũ hoặc hộp đựng thức ăn uống,...

Các triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng bị nặng và nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể nhận thấy sự không bình thường trong suy nghĩ và hành động của mình nhưng hoàn toàn bất lực vì không thể kiểm soát hoặc thay đổi được. 

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh tâm lý phức tạp và hiện nay chưa làm rõ được chính xác nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các nhà tâm thần học có đưa ra một số nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ liên quan mật thiết đến chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

  • Bệnh khởi phát và xuất hiện ở các đối tượng từ 15 đến 25 tuổi
  • Bệnh xuất hiện ở nam sớm hơn so với nữ giới
  • Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh này cao hơn so với nam
  • Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về tâm thần, nguy cơ và tỉ lệ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với người bình thường
  • Nguyên nhân được cho là chủ yếu nhất là do sự rối loạn và mất cân bằng trong quá trình dẫn truyền thần kinh serotonin
Nguyên nhân của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Nguyên nhân của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

4. Cách phòng tránh bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Chứng bệnh OCD là một trong các hội chứng tâm lý, tâm thần khá phức tạp. Khi mắc OCD, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, gia đình, công việc,...

Sau đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được áp dụng: 

Xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng: 

  • Có chế độ ăn uống nhiều rau xanh và đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với cơ địa mỗi người
  • Thói quen sinh hoạt nề nếp, gọn gàng và khoa học giúp chúng ta tránh xa các lo lắng, căng thẳng và áp lực
  • Học tập và làm việc phải cân bằng với thư giãn và giải trí

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao và vận động cơ thể: Dành thời gian mỗi ngày để vận động cơ thể. Các bài tập chỉ cần nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe và thể lực của từng người. 

5. Tác hại của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một trong các dạng bệnh tâm lý đặc trưng bởi những suy nghĩ không thể kiểm soát và các hành vi có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. 

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhưng các nhà tâm thần học nhận thấy rằng, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không đe dọa lớn đến sức khỏe cũng như các chứng bệnh tâm thần khác như bệnh trầm cảm, bệnh hưng cảm,...

Tuy vậy, các suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây ra những ảnh hưởng như sau:

  • Ảnh hưởng tới các vấn đề về công việc, học tập các mối quan hệ với mọi người xung quanh
  • Tốn rất nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, ám ảnh và thực hiện các hành vi ám ảnh
  • Gây tổn thương cho chính bản thân và nhiều người xung quanh
  • Nếu có các hành vi tiêu cực, người bệnh thậm chí có thể bị xa lánh bởi chính những người thân yêu của mình
  • Tác động tiêu cực đến ngoại hình và phẩm chất của bản thân trong mắt mọi người
  • Gây trầm trọng hơn tình trạng của các bệnh tâm lý khác sẵn có như trầm cảm, rối loạn tâm lý,...
Tác hại của rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Tác hại của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

5. Khám và điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Khi chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các nhà tâm lý và các bác sĩ thường căn cứ chủ yếu vào các biểu hiện của người bệnh. 

Bệnh nhân không nên mặc cảm bởi các ý niệm và hành vi tiêu cực mà không thông báo chúng cho bác sĩ. Vì điều đó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và điều trị. 

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức là một bệnh tâm lý không quá phổ biến, tuy nhiên các nhà tâm thần học vẫn luôn nghiên cứu để tìm ra các biện pháp tối ưu nhất giúp người bệnh hạn chế các bất lợi của ám ảnh mang lại. 

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một loại bệnh lý tâm thần phức tạp và chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân theo nghiêm ngặt liệu trình điều trị của bác sĩ thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và có tiên lượng tốt. 

Các liệu pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là sử dụng tâm lý trị liệu, sử dụng các nhóm thuốc hóa dược, sử dụng một số biện pháp thay thế khác.

Tâm lý trị liệu

  • Các liệu pháp điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD bằng tâm lý có hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân giải phóng được phần nào những suy nghĩ ám ảnh tiêu cực. Từ đó, hỗ trợ họ rất nhiều trong việc kiểm soát tối đa các hành vi của mình, họ có thể sinh hoạt như người bình thường và phù hợp với môi trường xã hội. 

Điều trị bằng thuốc

  • Các nhóm thuốc hóa dược có thể làm giảm nhẹ các hành vi cưỡng chế và các suy nghĩ ám ảnh của bệnh nhân. 
  • Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là các thuốc chống trầm cảm và thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin.

Các phương pháp điều trị thay thế

Ngoài việc sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý, nhận thức và hành vi, bệnh nhân có áp dụng các cách tự trị liệu cho bản thân mình để có thể có hiệu quả tốt hơn khi thực hiện điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế gồm: 

  • Điều hòa thần kinh.
  • Chủ động chia sẻ, tâm sự với gia đình và những người mà mình tin tưởng.
  • Ghi chép các công việc, tình huống và sự kiện hàng ngày. 
  • Học và tìm hiểu thêm các bộ môn như yoga, thiền định,... 
Điều trị RL ám ảnh cưỡng chế chủ yếu theo phương pháp tâm lý trị liệu
Điều trị RL ám ảnh cưỡng chế chủ yếu theo phương pháp tâm lý trị liệu

Bệnh rối rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu không được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cả người bệnh và mọi người xung quanh. 

Vì vậy khi thấy bản thân hay người thân xung quanh mình có xuất hiện các triệu  chứng đã nêu trên thì bạn nên đến các cơ sở khám và điều trị uy tín để nhận được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện, chăm sóc và xử lý kịp thời. Với các thông tin cơ bản như trên, bài viết mong rằng quý bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh cũng như các cách phòng và điều trị bệnh. 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*