Khám và điều trị rối loạn lo âu việc gặp khá nhiều khó khăn vì cho tới hiện tại vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để bệnh rối loạn lo âu. Sau đây là một số thông tin về việc chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu mà chúng tôi đã tổng hợp được, đừng bỏ qua nó nhé.
1. Khám và chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là tình trạng bệnh mãn tính nghiêm trọng, nó có thể xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ hoặc đột ngột sau một tình huống nào đó. Bệnh thường được biểu hiện đặc trưng bởi cảm xúc là sự lo lắng và sợ hãi. Bên cạnh đó, người mắc các loại bệnh rối loạn lo âu thường mắc kèm thêm các chứng rối loạn khác.
Khi đến khám về chứng rối loạn lo âu, các bác sĩ thường hay hỏi bệnh nhân về hiện trạng tâm lý, lịch sử bệnh tật gia đình về thần kinh, các thói quen sinh hoạt, việc sử dụng các chất kích thích và các thuốc chống trầm cảm có thể đang sử dụng,...
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán cụ thể và gặp rất nhiều khó khăn vì không có dấu hiệu sinh học khách quan, nó chỉ được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng hay các sự kiện mà người bệnh gặp phải ít nhất là thường xuyên xuất hiện trong vòng 6 tháng.
Một số yếu tố để xếp lo âu là biểu hiện của một bệnh nội khoa là: Khởi phát bệnh ở độ tuổi sau 35, đời sống tâm lý, tinh thần không có quá nhiều sang chấn, biến động, không có đáp ứng tốt với các thuốc được chỉ định cho rối loạn lo âu lan tỏa.
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng các bảng câu hỏi đánh giá để phát hiện các triệu chứng lo âu mà người bệnh mắc phải nhưng không thể hiện ra ngoài như:
- Bảng kiểm kê trạng thái lo âu (STAI)
- Rối loạn lo âu tổng quát 7 (GAD - 7)
- Bảng kiểm kê chứng lo âu Beck (BAI)
- Thang đo mức độ lo lắng của Zung và Thang đo mức độ lo âu của biểu hiện Taylor
Các bảng câu hỏi khác kết hợp đo lường lo lắng và trầm cảm, chẳng hạn như:
- Thang đánh giá mức độ lo lắng Hamilton
- Thang đo mức độ lo lắng và trầm cảm của bệnh viện (HADS)
- Bảng câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân (PHQ) và Hệ thống thông tin đo lường kết quả được báo cáo của bệnh nhân (PROMIS).
Để tăng chính chính xác cho quá trình chẩn đoán, người bệnh cần được thực hiện các chẩn đoán phân biệt để loại trừ khả năng mắc các loại rối loạn khác, những loại rối loạn có cùng triệu chứng, biểu hiện bệnh như:
- Các bệnh nội tiết (hypo - và cường giáp , hyperprolactinemia)
- Rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường)
- Trạng thái thiếu hụt (hàm lượng vitamin D, B2, B12, acid folic thấp),
- Bệnh đường tiêu hóa (bệnh celiac, bệnh viêm ruột,...)
- Bệnh tim, bệnh thiếu máuvà các bệnh về não (bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh đa xơ cứng, Bệnh Huntington)
Trong các loại rối loạn lo âu thì bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường biểu hiện các triệu chứng toàn cơ thể, các dấu hiệu này thường khó phân biệt với các bệnh toàn thân khác.
Chính bởi vì bệnh không có các triệu chứng đặc trưng nhất để phân biệt, nên khi chẩn đoán mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, trước tiên bác sĩ thường xem xét các vấn đề về tiền sử mắc bệnh lý tâm thần của gia đình, xác định các sự kiện xảy ra trong đời sống tinh thần của người khám bệnh và đồng thời căn cứ cả vào các dấu hiệu toàn thân mà họ gặp phải.
Khi đã được chẩn đoán chính xác về loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải thì từ đó các bác sĩ mới đưa ra được phương pháp điều trị rối loạn lo âu chính xác và đem lại hiệu quả, giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
2. Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu
Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ bệnh và loại rối loạn lo âu mà bệnh nhân mắc phải mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Vậy các biện pháp điều trị rối loạn lo âu là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
2.1. Rối loạn lo âu có chữa khỏi được không?
Rối loạn lo âu sẽ không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp của các phương pháp điều trị, do đó, khi phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị rối loạn lo âu thích hợp thì chứng bệnh này có thể được cải thiện.
2.2. Tâm lý trị liệu
Liệu pháp tâm lý trị liệu được áp dụng đối với bệnh nhân mắc rối loạn lo âu là một trong những cách điều trị rối loạn lo âu được lựa chọn ban đầu khi mới được chẩn đoán.
Liệu pháp thường được các bác sĩ sử dụng là liệu pháp hành vi hay liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn tâm lý. Đây cũng là liệu pháp tâm lý hiệu quả nhất cho người mắc chứng rối loạn lo âu.
Đây là một liệu pháp có thể giúp bạn tìm ra vấn đề mà bạn đang gặp phải, tìm cách giải quyết nó, khiến bạn có thể dần quay lại cuộc sống bình thường và không còn cảm thấy quá lo lắng về vấn đề mà trước đây bạn gặp phải.
Khi sử dụng tâm lý trị liệu để điều trị rối loạn lo âu, bệnh nhân thường được hướng dẫn áp dụng tâm lý hành vi. Có nghĩa là học cách hít thở, giải tỏa, thư giãn, thiền định… Ngoài sự can thiệp của đội ngũ bác sĩ tâm lý ra, yếu tố gia đình và những người xung quanh cũng rất quan trọng đối với quá trình điều trị.
Tuy nhiên, trước tiên, bản thân người bệnh cần chủ động chia sẻ để mọi người được biết về tình trạng đang diễn ra. Vì khi giấu diếm sẽ khiến cho tâm lý càng tiêu cực hơn. Khi bạn chia sẻ câu chuyện của mình, những người xung quanh có thể giúp bạn các phương án để giải tỏa và cân bằng. Do đó giúp cho tình trạng tâm lý được cải thiện đáng kể.
2.3. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc thường được sử dụng kết hợp cùng liệu pháp tâm lý trị liệu nhằm làm tăng khả năng điều trị rối loạn lo âu và đem lại tác dụng mong muốn cho người bệnh.
Tùy vào thể trạng và tình hình bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp cho bạn nhưng nhìn chung thì các loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng hiện nay đều thuộc nhóm SSRI và SNRIs, ví dụ: SSRI là Escitalopram (Lexapro), Fluoxetine (Prozac) và SNRIs gồm Duloxetine (Cymbalta), Venlafaxine (Effexor).
- Thuốc chống trầm cảm khác: Bupropion, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và ức chế monoamine oxidase (MAOIs). Chúng ít được sử dụng hơn vì mang đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
- Benzodiazepin: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm làm giảm cảm giác hoảng sợ, lo lắng kéo dài. Ví dụ: Alprazolam (Xanax) và Clonazepam (Klonopin).
- Thuốc chẹn kênh beta: Là loại thuốc cao huyết áp có tác dụng làm dịu các cơn lo lắng về thể chất như nhịp tim nhanh, run rẩy. Nhóm thuốc này có tác dụng thư giãn và làm giảm các cơn lo âu cấp tính.
- Thuốc chống co giật: Được sử dụng để ngăn ngừa các cơ co giật ở những người rối loạn lo âu kèm động kinh và làm giảm cơn lo âu.
- Thuốc chống loạn thần: Thuốc này thường được kê thêm nhằm làm tăng tác dụng của các nhóm thuốc khác.
2.4. Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông Y
Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu ở thể nhẹ, để giảm thiểu dùng thuốc Tây Y cũng như những tác dụng không mong muốn thì có thể sử dụng các phương pháp Đông y để điều trị rối loạn lo âu.
Các loại thảo dược thường được sử để điều trị trị rối loạn lo âu và cải thiện tình trạng bệnh gồm:
Bài thuốc 1: Sử dụng tiểu Hồi hương
- Thành phần: Tiểu hồi hương, Thục phụ tử long đản thảo; Sơn thù du; Long xỉ; Trần bì; Thục địa đản nam tinh; Ngô thù du.
- Cách sử dụng: Sắc bài thuốc trên cùng nước và uống mỗi ngày. Duy trì uống đều đặn trong khoảng 1 - 2 tháng để thấy được hiệu quả.
- Tác dụng: Đây là bài thuốc có tác dụng giúp giảm bớt căng thẳng, hồi hộp và lo lắng.
Bài thuốc số 2: Sử dụng Táo nhân
- Thành phần: Táo nhân 18 gam; Sinh long mẫu 18 gam; Nguyên nhục, Thái tử sâm, Thạch xương bồ mỗi vị 9 gam; Bách hợp 45 gam; Liên tử tâm, Trần bì mỗi vị 6 gam; Phục linh 12 gam; Phù tiểu mạch 30 gam; Thần sa 1,8 gam; Chích cam thảo 4,5 gam.
- Cách sử dụng: Sắc bài thuốc trên với nước uống mỗi ngày. Thời gian sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.
Bài thuốc số 3: Sử dụng Bạc hà
- Cách dùng: Có thể dùng bạc hà ăn sống như một loại rau hoặc có thể xay lấy nước uống, ép dạng tinh dầu để thoa giúp giảm đau đầu. Cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà trong phòng ngủ để tăng sự thoải mái, thư giãn cho người bệnh.
Bài thuốc số 4: Sử dụng trà xanh
- Cách dùng: Sắc với nước nóng uống hàng ngày.
- Tác dụng: Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa, đồng thời còn có khả năng kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, kích thích thần kinh… Do đó, dùng trà xanh có thể làm giảm huyết áp, trị đau đầu, căng thẳng mệt mỏi.
Bài thuốc số 5: Can khí uất
- Thành phần: Bạc hà 8 gam; Sài hồ 12 gam; Phục thần; Bạch truật; Sinh địa 12 gam; Gừng nướng 1 gam; Cam thảo; Táo 3 quả; Trần bì; Mạch môn; Hàng cầm; Bán hạ.
- Cách sử dụng: Sắc bài thuốc trên với nước uống mỗi ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Tác dụng: Bài thuốc trên giúp cải thiện tình trạng của người bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
Bài thuốc số 6 : Sử dụng Thục địa
- Thành phần: Thục địa 12 gam; Táo nhân; Phục thần; Hoàng kỳ; Đẳng sâm; Đương quy; Mạch môn; Bạch truật 16 gam ; Hạt sen 16 gam; Quế nhục 4 gam ; Cam thảo; Mộc hương.
- Cách sử dụng: Sắc lấy nước uống hằng ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Tác dụng: Bài thuốc này giúp cải thiện những triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn lo âu như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, thức giấc giữa đêm và không vào giấc lại được.
Bài thuốc số 7: Nấm linh chi
- Cách sử dụng: Sắc linh chi với nước uống hàng ngày. Duy trì ngày uống 3 lần.
- Tác dụng: Linh chi là một vị thuốc có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm thiểu căng thẳng, stress, gia tăng cảm giác thoải mái và sự thư giãn trong tinh thần của người bệnh.
2.5. Các liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu
Ngoài việc sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý, nhận thức và hành vi, bệnh nhân có áp dụng các cách tự điều trị rối loạn lo âu cho bản thân mình để có thể có hiệu quả tốt hơn khi thực hiện điều trị bệnh rối loạn lo âu.
- Điều hòa thần kinh: Trong một số trường hợp, khi liệu pháp thuốc và tâm lý trị liệu không đem lại tác dụng như mong muốn thì các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều hòa thần kinh.
- Chủ động chia sẻ, tâm sự và nêu ra tình trạng sức khỏe và tâm lý của bản thân với gia đình và những người mà mình tin tưởng. Việc chia sẻ và tâm sự những vấn đề mà bản thân mắc phải là một trong những cách tốt nhất để giải phóng tâm trạng và tiêu cực ở người bệnh.
- Ghi chép các công việc, tình huống và sự kiện hàng ngày. Đây là giải pháp giảm căng thẳng, áp lực và có thể kiểm soát hành vi rất tốt.
- Học và tìm hiểu thêm các bộ môn như yoga, thiền định,... để có thể giúp bản thân cân bằng hơn trong cuộc sống và công việc.
Bên cạnh đó, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu của việc rối loạn âu lo, người bệnh có thể tự điều chỉnh để giảm bớt các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi lối sống.
Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu rất tốt cho việc giảm lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao sức đề kháng, giúp tinh thần vững vàng hơn giúp tránh tối đa việc tổn thương tâm lý.
Một số biện pháp có thể áp dụng ở đây được kể đến là: Ngủ đầy đủ giấc, ăn sạch, sống xanh và tăng cường rèn luyện thân thể.
- Ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày là biện pháp đơn giản nhất để làm giảm các tình trạng lo âu, căng thẳng trước mọi việc trong cuộc sống. Mỗi ngày sau khi được ngủ đủ giấc, bạn sẽ đón chào ngày mới với tâm trạng tươi vui, mong chờ và phấn chấn hơn.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh: Có nghĩa là thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các thức ăn nhanh, đồ ngọt và đường hóa học. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều loại rau xanh trong khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả tự nhiên.
- Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp bạn có thân hình cân đối và tâm trạng thái mái hơn mà còn giúp bạn luôn tự tin với cơ thể của mình. Quá trình vận động giúp sản sinh một loại hormone hạnh phúc tự nhiên khiến cho cơ thể được giải phóng, tâm trạng được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
3. Khám và điều trị bệnh rối loạn lo âu ở đâu?
Nếu bạn nghi ngờ bản thân mình hay những người xung quanh bạn mắc bệnh rối loạn lo âu, để chắc chắn bạn có thể thăm khám và điều trị rối loạn lo âu ở một số địa điểm sau:
3.1. Tại Hà Nội
Khi bạn đang ở Hà Nội hay các vùng lân cận, bạn có thể tham khảo một số địa điểm khám và điều trị rối loạn lo âu sau:
- Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân Y 103: 261 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội.
- Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
- Bệnh viện Tâm thần Trung ương I: Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.
3.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh
Khi bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh hay các vùng lân cận, bạn có thể tham khảo một số địa điểm khám và điều trị rối loạn lo âu sau:
- Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Võ Thường Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.
- Khoa Nội thần kinh tổng quát - Bệnh viện Nhân Dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.
- Khoa Thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh - Phường 12 - Quận 5 - TP.HCM.
Trên đây là những thông tin về cách chẩn đoán, kiểm tra bệnh rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị rối loạn lo âu mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có cho mình thêm những thông tin hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.