Thuốc chống trầm cảm là gì? Các loại thuốc chống trầm cảm?

Có lẽ tâm lý chung hầu hết của người bệnh tâm thần, tâm lý là sợ uống thuốc, không muốn sử dụng đến thuốc vì nghĩ rằng mình không cần đến chúng. 

Nhưng trên thực tế các loại thuốc chống trầm cảm khi đã được bác sĩ kê đơn đều những công dụng, vai trò quyết định đến kết quả điều trị của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa trị bệnh tâm thần qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Thuốc chống trầm cảm 
Thuốc chống trầm cảm 

1. Thuốc chống trầm cảm là gì?

Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc được sử dụng trong điều trị trầm cảm dựa trên chẩn đoán lâm sàng. 

Ngoài ra, chúng cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh tâm lý khác, gồm: rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách,... Đôi khi chúng cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý mãn tính.

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể điều chỉnh sự mất cân bằng hóa học của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, được cho là nguồn gốc gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của người bệnh trầm cảm. 

2. Cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm

Cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm là làm tăng mức độ chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số chất dẫn truyền thần kinh phổ biến có trong não như serotonin và noradrenaline là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và cảm xúc của một người.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Thuốc chống trầm cảm có tác dụng điều trị tốt cho những người bị chứng trầm cảm trung bình hoặc nặng. Chúng thường không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ và chỉ sử dụng khi các phương pháp điều trị thay thế không đem lại hiệu quả.

Thuốc chống trầm cảm thường dùng trong điều trị bệnh tâm thần
Thuốc chống trầm cảm thường dùng trong điều trị bệnh tâm thần

3. Các loại thuốc chống trầm cảm 

Sau đây là các nhóm thuốc trầm cảm phổ biến và hiếm dùng trong việc điều trị bệnh tâm thần.

3.1 Thuốc trị trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI)

Đây là nhóm thuốc chống trầm cảm thế hệ mới chọn lọc trên hệ serotonin, gần như không có tác dụng trên các hệ dẫn truyền thần kinh khác. Các chất này hoạt động bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào thần kinh trong não bộ điều chỉnh cảm xúc. 

Ưu điểm của nhóm thuốc này là khả năng dung nạp tốt, không độc với cơ tim, dùng được cho người già. Không gây nhiều nguy hiểm khi quá liều. Tuy nhiên, không vì lý do đó mà bạn có thể chủ quan được, khi sử dụng thuốc này bạn vẫn cần làm theo sự chỉ định của bác sĩ

Cục quản lý dược phẩm và thuốc Hoa Kỳ - FDA đã phê duyệt các loại thuốc thuộc nhóm này như:

  • Citalopram (Celexa)
  • Escitalopram (Lexapro)
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Fluvoxamine (Luvox, Luvox CR)
  • Paroxetine (Paxil, Paxil CR)
  • Sertraline (ZoloftVilazodone (Viibryd)

3.2. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)

Hiện tại, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và 4 vòng vẫn là nhóm thuốc kinh điển, sự lựa chọn hàng đầu của các các bác sĩ trong điều trị bệnh trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

Đây là nhóm thuốc có tác dụng khá đa năng khi mà tác dụng trên cả hệ thống norepinephrin và serotonin và các hệ thống dẫn truyền thần kinh khác như acetylcholin, histamine, epinephrine, dopamine, muscarinic. Chính vì phạm vi tác động rộng như vậy, nên thuốc chống trầm cảm 3 vòng có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin (SSRI).

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được ưu tiên dùng hơn so với thuốc SSRI trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng phức tạp với số lượng nhiều như: không ngủ được, đau bụng, cơ thể suy kiệt…

Tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, tâm thần, các bác sĩ thường lựa chọn một số loại thuốc trong nhóm này như sau:

  • Amitriptylin (elavil)
  • Clomipramin (anafranil, clomidep)
  • Tianeptin (stablon)
Amitriptylin - Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)
Amitriptylin - Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)

3.3. Các chất ức chế monoamin oxydase (IMAO)

Điều đặc biệt của các loại thuốc ức chế monoamin oxydase chính là việc giải phóng và kéo dài thời gian hoạt động của các chất kích thích hoạt động thần kinh, ức chế quá trình oxy hóa khử các axit amin đơn như: catecholamin và serotonine trong tế bào bào thần kinh, tăng tích trữ lại trong xinap và tăng tính dẫn truyền thần kinh. 

Các thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) có thể là sự lựa chọn tối ưu thay thế khi người bệnh không đáp ứng tốt với các nhóm thuốc như: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonine.

Nhóm thuốc chữa trị trầm cảm IMAO bao gồm các thuốc như: phenelzine, isocarboxazid, tranylcypromine, moclobemide, RIMA.

3.4. Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)

Đây là một trong những nhóm thuốc chống trầm cảm mới được đưa vào sử dụng trong điều trị trầm cảm nhưng mang lại hiệu quả tương tốt. 

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng có thể mang đến một số tác dụng nhưng không đáng kể như: đau bụng, lo lắng, ngủ không sâu giấc, gặp các vấn đề về tình dục,...

Một số thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng như: Venlafaxine (Effexor XR), Desvenlafaxine (Pristiq và Khedezla), Levomilnacipran (Fetzima), Duloxetine (Cymbalta),...

Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)
Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)

4. Những lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm

Bệnh lý tâm thần là những bệnh lý phức tạp và vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Việc dùng thuốc điều trị bệnh cũng giống như “con dao 2 lưỡi”, vì vậy khi sử dụng thuốc chống trầm cảm người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, táo bón, khô miệng, căng thẳng, giảm chức năng tình dục,... hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì cần báo cho bác sĩ điều trị để có những xử lý kịp thời.
  • Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho các nhóm đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên cần được giám sát chặt chẽ bởi vì thuốc có thể làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ có ý định hoặc suy nghĩ muốn tự tử.
  • Đối với các bệnh nhân người cao tuổi khi sử dụng thuốc trong thời gian 3 mà các triệu chứng bệnh không được cải thiện thì cần cân nhắc việc dừng thuốc vì bệnh có thể đã trở nặng hơn hoặc do thuốc gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Người bệnh cần thông tin đầy đủ đến bác sĩ để được tư vấn thuốc phù hợp với bản thân. 
  • Nếu ngưng hoặc giảm liều sử dụng thuốc chống trầm cảm cần có chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng thuốc đột ngột, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, đổ mồ hôi, co cơ, mất ngủ, tăng huyết áp, tim đập nhanh,...
  • Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm cũng giống như điều khiển các quân cờ trong một ván bài vậy, về cơ bản thì các loại thuốc chống trầm cảm đều có công dụng, hiệu quả như nhau, nhưng việc lựa chọn thuốc điều trị còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau.
Lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm
Lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm

Mong rằng qua những chia sẻ về các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị trầm cảm đã giúp các bạn hiểu rõ về những tác dụng, công dụng của các loại thuốc này hơn và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và bình an nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn