Bệnh trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay và có ở mọi lứa tuổi. Trầm cảm được coi là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và có thể trở nên tồi tệ nếu không được điều trị thích hợp. Vậy bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm làm gì? Có những loại trầm cảm nào?... Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!
1.1. Khái niệm bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm hay còn có tên gọi tiếng Anh là Depression. Là một rối loạn tâm trạng được thể hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần.
Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng sắc khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần.
Trầm cảm ảnh hưởng đến một trong số 15 người lớn ước tính (6,7%) trong bất kỳ năm nào. Và cứ sáu người thì có một người (16,6%) sẽ bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Trầm cảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng trung bình, xuất hiện lần đầu tiên vào cuối độ tuổi thiếu niên đến giữa tuổi 20.
Phụ nữ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy rằng một phần ba phụ nữ sẽ trải qua một giai đoạn trầm cảm nào đó trong cuộc đời của họ.
1.2. Các loại bệnh trầm cảm
Trầm cảm có thể được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một số trải qua các giai đoạn nhẹ và tạm thời, một số khác lại trải qua các giai đoạn nghiêm trọng và liên tục.
Có rất nhiều loại trầm cảm khác nhau và sau đây là một số loại trầm cảm thường gặp:
- Rối loạn trầm cảm nặng: Là dạng trầm cảm được đặc trưng bởi cảm giác buồn dai dẳng, tuyệt vọng và vô giá trị không tự biến mất.
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) còn được gọi là rối loạn nhịp tim: Là một dạng trầm cảm nhẹ hơn nhưng là tình trạng trầm cảm mãn tính. Rối loạn này được chẩn đoán khi các dấu hiệu bệnh phải được kéo dài ít nhất 2 năm. Rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn loại trầm cảm nặng.
- Trầm cảm sau sinh: Sau khi sinh con, nhiều người phụ nữ gặp phải các vấn đề về tâm trạng và cảm xúc do nhiều lý do khác nhau và dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.
- Trầm cảm tâm thần: Xảy ra khi một người bị trầm cảm nặng cộng với một số dạng rối loạn tâm thần như ảo tưởng, ảo giác. Các triệu chứng loạn thần thường có “chủ đề” trầm cảm, chẳng hạn như ảo tưởng về cảm giác tội lỗi, nghèo đói hoặc bệnh tật.
- Rối loạn cảm xúc theo mùa được đặc trưng bởi sự khởi đầu của bệnh trầm cảm trong những tháng mùa đông, khi ít ánh sáng mặt trời tự nhiên và thường gia tăng vào mùa xuân và mùa hè. Chứng trầm cảm vào mùa đông, thường đi kèm với việc rút lui xã hội, ngủ nhiều hơn và tăng cân.
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Loại trầm cảm này thường bao gồm hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, chúng cách nhau bởi các giai đoạn tâm trạng bình thường.
2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm
Dấu hiệu bệnh trầm cảmsẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giới tinh, tuổi tác, thời gian, hoàn cảnh xã hội,... Mỗi đối tượng sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau và xuất hiện một số chứ không phải toàn bộ các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Triệu chứng trầm cảm thường thể hiện trên nhiều phương diện gồm cả thể chất và tinh thần với các biểu hiện thường gặp như:
- Sắc khí trầm, khuôn mặt luôn u ám, buồn bã, chán nản, lo lắng và hay cáu gắt,...
- Mất hứng thú với cuộc sống: Cảm thấy cuộc sống không còn hứng thú với bất kỳ điều gì ngay cả với những sở thích trước đây.
- Mất ngủ trầm trọng.
- Không cảm thấy hạnh phúc: Người bệnh luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi, cô đơn và buồn bã.
- Mất niềm tin vào cuộc sống, có xu hướng sử dụng các chất kích thích để làm dịu sự tuyệt vọng.
- Giảm hiệu suất làm việc.
- Tự làm hại bản thân hoặc có ý định tự sát để giải thoát cuộc sống.
- ...
3. Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nguyên nhân gây trầm cảm rất đa dạng, bất kỳ một biến đổi hay sự kiện nào đó cũng có thể khiến một người bệnh trầm cảm. Nguyên nhân gây trầm cảm cũng phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, thời điểm,... và các yếu tố nguy cơ cũng là điểm để khiến một người nào đó dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ được xem là lý do chính khiến một người dễ mắc trầm cảm hơn gồm:
- Lịch sử gia đình
- Các chấn thương đầu đời
- Cấu trúc não bộ
- Sử dụng ma túy
- Một số đặc điểm về tính cách
- Gặp phải các sự kiện đau thương hoặc căng thẳng
- Là người thuộc giới tính thứ 3 hoặc có các biến thể về sự phát triển của các cơ quan sinh dục không rõ ràng
- Tiền sử các rối loạn sức khỏe tâm thần khác
- Mắc bệnh hiểm nghèo hay các bệnh mãn tính
- Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp hoặc thuốc ngủ.
4. Phương pháp phòng bệnh
Hiện nay chưa có phương pháp phòng tuyệt đối vì nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, do đó, chúng ta chỉ có các phương pháp phòng bệnh tương đối như:
- Giáo dục trẻ em đúng cách, rèn luyện nhân cách cho trẻ để có thể thích nghi với cuộc sống sau này.
- Tạo môi trường sống phù hợp.
- Không lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích.
- Theo dõi những người có yếu tố gia đình nhằm phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Theo dõi và điều trị duy trì đầy đủ, tránh tình trạng tái phát, tái diễn.
- Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân trầm cảm để hòa nhập cuộc sống cộng đồng và gia đình.
5. Tác hại của bệnh trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm trạng phổ biến ở nhiều độ tuổi và nhiều quốc gia trên thế giới, nếu không được điều trị và quan tâm đúng cách thì các tác hại của bệnh trầm cảm có thể gặp như:
- Ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân người bệnh và những người xung quanh (người thân, bạn bè,...). Gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt hằng ngày.
- Từ chối ăn uống, tiếp xúc với xã hội bên ngoài.
- Gây nên các xung đột gia đình, các thay đổi trong các mối quan hệ.
- Mắc phải các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, béo phì,...
Nguy hiểm nhất của căn bệnh này là bệnh nhân luôn có suy nghĩ, hành vi gây thương tổn cho bản thân và muốn tự sát, gần 800.000 người chết do tự tử mỗi năm do bệnh trầm cảm. Đây cũng là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chính ở lứa tuổi 15 - 29.
6. Khám và điều trị bệnh trầm cảm
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng phương pháp khám và chẩn đoán theo ICD - 10 theo nhiều tiêu chí khác nhau gồm chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt nhằm loại trừ khả năng mắc các bệnh lý khác của bệnh nhân, những bệnh lý gây nên các triệu chứng tương tự như bệnh trầm cảm.
Bên cạnh các đánh giá xác định, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm lâm sàng như:
- Các xét nghiệm thường quy
- Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
- Các trắc nghiệm tâm lý
- Các xét nghiệm theo dõi điều trị
Điều trị trầm cảm có thể làm giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn bệnh khi bạn tuân thủ và làm đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể thêm các liệu pháp điều trị khác để làm tăng hiệu quả và mang lại kết quả đáng mong đợi cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị trầm cảm thường sử dụng gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định lựa chọn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Thời gian để thuốc trầm cảm có tác dụng là 7 đến 10 ngày sau khi đạt liều điều trị.
- Tâm lý trị liệu: Là liệu pháp thường được sử dụng kết hợp kèm theo khi điều trị bằng thuốc. Với liệu pháp này, tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể được áp dụng một hay một số liệu pháp sau: Liệu pháp hành vi nhận thức; Liệu pháp hỗ trợ; Liệu pháp phân tích tâm lý.
- Điều trị bằng Đông y: Gồm 2 phương pháp chính là phương pháp không dùng thuốc như và phương pháp dùng thuốc.
- Các liệu pháp điều trị khác khác: Ngoài các liệu pháp thường được sử dụng đã kể trên, trong một vài trường hợp bác sĩ có thể đưa ra một số liệu pháp điều trị kèm theo như: Liệu pháp sốc điện, liệu pháp kích thích từ xuyên sọ.
7. Chữa bệnh trầm cảm tại nhà
Khi tình trạng bệnh của bạn không nhất thiết phải nhập viện để điều trị và có thể điều trị tại nhà thì bạn nên tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia để nó có thể giúp bạn hoặc người thân bạn trong quá trình điều trị trầm cảm:
- Duy trì pháp đồ và liệu pháp điều trị đã được đưa ra, không tự ý dừng điều trị khi thấy bản thân mình tốt lên mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Cố gắng vận động và tập thể dục, hòa nhập cộng đồng.
- Đặt mục tiêu thực tế cho bản thân và cố gắng các mục tiêu ấy một cách tốt nhất có thể.
- Cố gắng dành thời gian cho những người xung quanh mình, tâm sự với một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy.
- Cố gắng không tự cô lập mình và hãy để người khác giúp bạn.
- Mong đợi tâm trạng của bạn được cải thiện dần dần, không phải ngay lập tức.
- Hãy hoãn những quyết định quan trọng, luôn thảo luận về quyết định với những người hiểu rõ về bạn và có cái nhìn khách quan hơn về tình hình của bạn.
- Tiếp tục giáo dục bản thân về bệnh trầm cảm, tập làm quen với bệnh và tìm ra được phương pháp khống chế các triệu chứng.
- Người thân bên cạnh người bệnh nên hiểu về bệnh của người bệnh để có sự đồng cảm, dễ dàng hỗ trợ người bệnh điều trị bệnh. Luôn quan tâm đến tâm trạng, thể chất của người bệnh để phát hiện được các điểm bất thường. Hạn chế tối đa hành động muốn tự tự của người bệnh.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân mình hay những người xung quanh bạn mắc bệnh trầm cảm, để chính xác bạn có thể thăm khám và chữa bệnh ở các địa điểm uy tín và chất lượng để nhận được sự đánh giá kịp thời và chính xác về tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình.
Hãy luôn cẩn thận và lưu ý đến căn bệnh nguy hiểm này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nó sẽ mang đến nhiều tác hại mà ngay chính bản thân người bệnh và người thân trong gia đình không lường trước được. Chúc bạn một ngày vui vẻ!