Nguyên nhân trầm cảm

Nguyên nhân trầm cảm ở mỗi bệnh nhân có thể giống hoặc khác nhau, tùy thuộc vào mỗi người. Vậy nguyên nhân gì đã gây ra tình trạng này? bài viết sau sẽ chia sẻ giúp bạn biết và có cách phòng tránh nó. Đừng bỏ qua nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Nguyên nhân trầm cảm
Nguyên nhân trầm cảm

1. Nguyên nhân trầm cảm và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở tuổi trung niên hoặc người lớn tuổi, có thể đồng thời xảy ra với các bệnh nội khoa nghiêm trọng khác, chẳng hạn như tiểu đường, ung thư, bệnh tim và bệnh Parkinson. Đôi khi thuốc điều trị các bệnh thể chất này có thể gây ra các tác dụng phụ và cũng có thể là nguyên nhân trầm cảm.

Các nguyên nhân trầm cảm và các yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh trầm cảm đều có bắt nguồn từ các yếu tố sinh học hoặc hoàn cảnh, môi trường sống như:

  • Lịch sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn (khoảng 40%) nếu gia đình bạn có tiền sử gia đình bị mắc bệnh trầm cảm hoặc một hội chứng rối loạn tâm trạng nào khác. 
  • Các chấn thương đầu đời: Một số sự kiện, tác động vào những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với các tình huống sợ hãi hay căng thẳng.
  • Cấu trúc não bộ.
  • Sử dụng ma túy: Khi bạn có tiền sử lạm dụng hay sử dụng ma túy thì khả năng mắc chứng rối loạn tâm trạng này cao hơn những người khác.
  • Một số đặc điểm về tính cách, chẳng hạn như lòng tự trọng thấp, quá phụ thuộc vào người khác, tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan về cuộc sống của chính mình.
  • Gặp phải các sự kiện đau thương hoặc căng thẳng, chẳng hạn như lạm dụng thể chất, tình dục, sự ra đi của một người thân, gặp phải một mối quan hệ khó khăn hoặc các vấn đề về tài chính.
  • Là người thuộc giới tính thứ 3 hoặc có các biến thể về sự phát triển của các cơ quan sinh dục không rõ ràng là nam hoặc nữ (giữa các giới tính). 
  • Tiền sử các rối loạn sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
  • Mắc bệnh hiểm nghèo hay các bệnh mãn tính như ung thư, đột quỵ hoặc bệnh tim,...
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích. Theo một thống kê trước đây đã chỉ ra rằng, khoảng 21% những người có vấn đề về sử chất kích thích thì mắc bệnh trầm cảm.
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp hoặc thuốc ngủ.

Nguyên nhân trầm cảm rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên ở một số bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn rối loạn trầm cảm nặng vì bị lầm tưởng với các bệnh khác và không nghĩ đó có thể là nguyên nhân trầm cảm của mình.

Không chỉ vậy, nguyên nhân trầm cảm ở mỗi người cũng khác nhau phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, giai đoạn phát triển,... nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ có thể khác với nam giới hay ở lứa tuổi học sinh sẽ khác so với người lớn. Vậy để hiểu hơn mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Nguyên nhân gây trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
>> Xem thêm: Những tác hại của bệnh trầm cảm đối với cuộc sống của chúng ta

2. Nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ

Các nghiên cứu cho rằng nguy cơ trầm cảm gia tăng ở phụ nữ có thể liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone xảy ra trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Những thay đổi này xuất hiện rõ rệt trong giai đoạn dậy thì, mang thai và mãn kinh, cũng như sau khi sinh hoặc trải qua sẩy thai. 

Ngoài ra, sự biến đổi hormone xảy ra theo chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng có thể cũng có liên quan đến khả năng mắc bệnh và có thể là nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ.

Sau đây là các nguyên nhân trầm cảm ở nữ giới được cho là chủ yếu và phổ biến: 

2.1. Giai đoạn dậy thì

Ở lứa tuổi thiếu niên hay trước giai đoạn dậy thì, bệnh trầm cảm rất hiếm khi xảy ra với cả bé trai lẫn bé gái. Tuy nhiên, khi bắt đầu dậy thì, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của một các thiếu nữ tăng lên gấp đôi so với con trai.

Điều này là do sự thay đổi về tâm sinh lý của các bạn gái khi bước vào tuổi dậy thì, đánh dấu sự phát triển từ một cô bé thành thiếu nữ:

Sự phát triển về cơ thể

  • Xuất hiện kinh nguyệt, chiều cao và cân nặng tăng lên rõ rệt, những đường cong trên cơ thể càng ngày rõ nét hơn, giọng nói trở nên thanh thoát và trong trẻo hơn… 
  • Sự thay đổi này nếu không được bố mẹ và người lớn quan tâm và giải thích rõ sẽ khiến các em hoang mang và lo lắng.

Những rung động, tình cảm với người khác phái bắt đầu chớm nở

  • Nếu như tình cảm của các em là trong sáng, lành mạnh thì sẽ thật tuyệt vời. 
  • Nhưng trong trường hợp ngược lại, các em gái bị lợi dụng trong chuyện tình cảm như bị ép quan hệ tình dục, bị lừa gạt phản bội,… thì có thể là cú sốc tâm lý nghiêm trọng khiến những thiếu nữ này bị tổn thương nặng nề về tâm lý.
  • Những xáo trộn về tâm sinh lý của những em gái mới lớn trong giai đoạn này có thể là yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh trầm cảm.

Tăng áp lực phải đạt được trong trường học, thể thao hoặc các lĩnh vực khác của cuộc sống.

2.2. Giai đoạn trước mỗi kỳ kinh nguyệt hàng tháng

Trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hay tiền kinh nguyệt có lẽ đối với nhiều chị em là cực hình vậy. Hàng loạt sự thay đổi trong cơ thể phải kể đến như: đau bụng, đau lưng, nổi mụn trên mặt, buồn nôn,… có thể kéo đến, làm ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ.

Có thể nói, hiện tượng này xảy ra phổ biến và không có gì nguy hiểm nhưng ở một số bạn gái, tình trạng này có thể diễn ra phức tạp và bất thường gây nên sự rối loạn tiền kinh nguyệt - một loại trầm cảm có nguy cơ mắc phải ở các chị em.

Trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng
Trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng

2.3. Giai đoạn mang thai

Trầm cảm khi mang thai có thể đe dọa cho sức khỏe và sự an toàn của mẹ và bé trong bụng mẹ. Do vậy, chúng ta cần biết một số yếu tố làm gia tăng khả năng phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai để phòng tránh.

2.4. Sau khi sinh con

Một số phụ nữ bị trầm cảm nặng, kéo dài sau khi sinh con, tình trạng này được gọi là trầm cảm sau sinh và được cho là bị ảnh hưởng ít nhất một phần bởi sự dao động, thay đổi nội tiết tố.

2.5. Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh là trong giai đoạn 45 - 50 tuổi, tức khi đã trải qua nhiều sóng gió, khó khăn trong cuộc đời. Trong khoảng thời gian này, nội tiết tố đặc biệt là estrogen của phụ nữ có dấu hiệu suy giảm gây ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể, bao gồm:

Lão hóa da và cơ thể

  • Xuất hiện nhiều nếp nhăn, tàn nhang, vết chân chim, rụng tóc,… Bạn biết đấy, đối với các chị em thì bề ngoài dường như là rất quan trọng, sự lão hóa đi kèm với dấu hiệu già nua đi càng làm cho người phụ nữ cảm thấy mất tự tin, khó chịu.

Xuất hiện nhiều bệnh lý

  • Thời kỳ mãn kinh của người phụ nữ cũng đánh dấu sự suy giảm chức năng sinh lý của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Có thể kể đến một số bệnh lý có thể xuất hiện trong giai đoạn này như: Xương khớp, huyết áp, tim mạch,…

Giảm ham muốn tình dục

  • Khi mà lượng hormone estrogen giảm đi cũng là lúc mà chuyện chăn gối của nhiều chị em phụ nữ càng trở nên khó khăn hơn. Tình trạng đau rát mỗi khi quan hệ hay là tâm lý không muốn “yêu”, ngại gần gũi với chồng có thể khiến cho tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng như trước.
  • Chính tình trạng như vậy, nhiều chị em lo sợ hạnh phúc gia đình bị đe dọa, khó giữ lửa được cho tổ ấm của mình.

2.6. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Theo Viện Y tế Quốc gia, các yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ bao gồm các yếu tố sinh sản, di truyền hoặc các yếu tố sinh học khác, các yếu tố giữa các cá nhân và những đặc điểm tâm lý và nhân cách nhất định. 

Ngoài ra, phụ nữ làm công việc chăm sóc con cái và phụ nữ làm cha mẹ đơn thân chịu nhiều căng thẳng hơn có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình bị rối loạn tâm trạng
  • Tiền sử rối loạn tâm trạng trong những năm đầu sinh sản
  • Mất cha mẹ trước 10 tuổi
  • Mất hệ thống hỗ trợ xã hội hoặc nguy cơ mất mát như vậy
  • Căng thẳng tâm lý và xã hội liên tục, chẳng hạn như mất việc làm, căng thẳng trong mối quan hệ, ly thân hoặc ly hôn
  • Lạm dụng thể chất hoặc tình dục khi còn nhỏ
  • Sử dụng một số loại thuốc

Một số người bị rối loạn cảm xúc theo mùa vào mùa đông. Trầm cảm là một phần của rối loạn lưỡng cực.

Có nhiều tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ
Có nhiều tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ

3. Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh

Có thể nói rằng mỗi học sinh, sinh viên hay thanh thiếu niên khi đến trường đi học không những học để lấy kiến thức mà còn giúp các em hình thành nhân cách, đạo đức của một người có ích cho xã hội. Trên hành trình gian khổ này, các em có thể mắc chứng rối loạn tâm lý, trong đó có trầm cảm. 

Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh, sinh viên vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên vẫn có những yếu tố nguy cơ làm gia tăng căn bệnh này, có thể kể đến như:

3.1. Áp lực học hành, thi cử căng thẳng

Quan niệm bằng mọi giá phải để con đỗ đại học, học thật giỏi hay phải đi du học để đổi đời có lẽ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của các bậc làm cha mẹ, người lớn. Chính điều này đã vô hình tạo nên một áp lực quá căng thẳng cho nhiều bạn học sinh, sinh viên lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường.

Các em có thể bị ép học ngày, học đêm, học bất cứ lúc nào như học ở trường, học thêm nhiều thứ… đến mức không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Không những vậy, trên lớp học các em còn bị chịu nhiều áp lực từ phía giáo viên hay cả chính bạn học cùng lớp trong việc thi đua học tập để đạt kết quả cao.

Tình trạng này đã dẫn đến đầu óc các em phải làm việc căng thẳng, quá tải khiến tâm lý cũng bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở học sinh, sinh viên, tuổi dậy thì. Đây cũng là nguyên nhân trầm cảm ở học sinh phổ biến nhất ở học sinh, đặc biệt là học sinh THPT.

3.2. Trầm cảm vì mụn

Những nốt mụn có thể xuất hiện trên gương mặt của các em trong giai đoạn dậy thì cũng là một trong những hiện tượng bình thường, đánh dấu bước ngoặt phát triển của cơ thể từ cô bé, cậu bé sang thanh niên.

Tuy nhiên, nhiều em học sinh, sinh viên bị mụn rất nặng, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Những đám mụn bất đắc dĩ kia cũng có thể là cái cớ bị bạn bè các em châm chọc, trêu đùa hoặc nhiều em còn bị bạn bè xa lánh, tẩy chay nữa.

Cộng dồn những bức xúc, khó chịu trong lòng vì mụn mà đôi khi các em khó có thể chia sẻ với bố mẹ hay người thân làm các em học sinh, thanh thiếu niên ngày càng trở nên thu mình khép kín, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Lâu ngày, điều này cũng là thủ phạm âm thầm gây nên tình trạng trầm cảm ở học sinh, sinh viên.

Trầm cảm vì mụn ở học sinh
Trầm cảm vì mụn ở học sinh

3.3. Khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và con cái

Bạn biết đấy, mỗi thế hệ lại có những xu thế riêng trong sự phát triển về thể chất, tinh thần cũng như điều kiện kinh tế nên sự bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và con cái là điều khó tránh khỏi.

Nhiều cha mẹ vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng, sở thích của con cái nên có thể dẫn tới những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình ngày càng gay gắt hơn.

Việc bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái trên con đường học tập, công danh, sự nghiệp khiến cho tâm lý các con trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, cố gắng gồng mình lên để đạt được những ước mơ đó có thể là quá sức đối với một số em.

3.4. Những rung động, tình cảm đầu đời

Tuổi học trò vốn là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta, khoảng thời gian này ngày càng tươi vui hơn khi các em bắt đầu biết rung động với người khác phái. Những tình cảm trong sáng đấy thật đáng trân trọng.

Tuy nhiên, một số em ở lứa tuổi dậy thì, thanh thiếu niên, học sinh hay cả những sinh viên vẫn chưa hiểu hết và tình yêu nam nữ hay là vấn đề giới tính dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm trong tình yêu như: tình trạng nạo phá thai, tuyệt vọng khi bị người yêu chia tay bỏ rơi, hay bị phản bội trong chuyện tình cảm…

Những hiện tượng này đang ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện đại, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và tinh thần của các em đang trong độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Các em càng lo sợ hơn khi bị bố mẹ phát hiện, bị mọi người xung quanh kỳ thị và dè bỉu… 

3.5. Lối sống thiếu lành mạnh 

Những thói quen sống thiếu lành mạnh ở học sinh, sinh viên như thường xuyên thức khuya, nghiện game, hút thuốc, uống rượu, lười vận động đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng học tập của các em.

Sức khỏe cơ thể giảm sút có thể làm cơ thể và não bộ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khi tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng chán nản cùng các tình trạng tâm thần khác. Đây là một mắt xích của vòng xoắn của bệnh trầm cảm ở học sinh.

Trầm cảm do lối sống thiếu lành mạnh
Trầm cảm do lối sống thiếu lành mạnh

3.6. Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường ngày nay ngày càng diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ bạo lực về thể chất mà các em còn có thể bị bạo lực về tinh thần và phương pháp sử dụng mạng xã hội đang là một hình thức bạo lực học đường đang được phổ biến nhất hiện nay.

Bên ngoài, những nạn nhân này sẽ bị bạn bè tẩy chay, cô lập, trêu chọc, không có ai muốn chơi cùng hay thậm chí là bị đánh hội đồng, những điều này đều gây ảnh hưởng đến tâm lý rất lớn, khiến các em sợ hãi, lo lắng, cảm thấy bị ám ảnh khi đi học, luôn phải tìm cách tránh né, đối phó với những kẻ bắt nạt này.

Tình trạng này lâu dần sẽ khiến các nạn nhân cảm thấy bị tách rời khỏi tập thể, tách rời với xã hội, không muốn đi học và hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực hay những hành động gây thương tổn lên chính bản thân mình.

3.7. Các yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đã nêu trên, còn rất nhiều nguyên nhân trầm cảm ở học sinh và yếu tố làm tăng khả năng mắc chứng trầm cảm ở học sinh, sinh viên như: 

  • Các yếu tố xã hội
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình và bạn bè, bị phân biệt đối xử trong gia đình
  • Gia đình không hạnh phúc, luôn phải chứng kiến các cuộc cãi vã, đánh nhau của bố mẹ
  • Gia đình không có điều kiện, các em phải tự trang trải tiền cho cuộc sống và học tập, áp lực về vấn đề tiền bạc và học tập,...

Trên đây là những nguyên nhân trầm cảm phổ biến thường gặp, nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ và học sinh, sinh viên. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về các nguyên nhân trầm cảm. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn