Trầm cảm ở học sinh - Những điều mà các bậc phụ huynh nên biết

Trầm cảm ở học sinh, sinh viên, tuổi dậy thì hay lứa tuổi thanh thiếu niên giờ đây đã không còn là câu chuyện mới nữa. Nhưng mức độ của tình trạng này đang diễn ra với số lượng ngày càng nhiều và phức tạp hơn bao giờ hết. 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về trầm cảm của học sinh, sinh viên, tuổi dậy thì và thanh thiếu niên vả tìm hướng giải quyết cho vấn đề này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm ở học sinh

1. Thực trạng về tình trạng trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Trầm cảm ở học sinh, sinh viên là một tình trạng bệnh lý đáng báo động hiện nay ở lứa tuổi từ 10 - 19. Theo một báo cáo nghiên cứu về sức khỏe trên thế giới thì, hơn một nửa các rối loạn tâm thần xuất hiện trước năm 14 tuổi và cứ trung bình cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị trầm cảm vào năm 16 tuổi.

Ở Việt Nam, một khảo sát trên quy mô 1.114 học sinh ở cả 3 cấp học: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông năm 2018 tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có tới 38,7% số học sinh bị trầm cảm, con số này thật sự đáng báo động đúng không nào?

Tỷ số giới tính: Tỷ lệ nữ giới ở tuổi vị thành niên mắc bệnh so với nam là xấp xỉ 2 - 1, gần như tương đương với tỷ lệ ở người lớn, sự khác biệt giới tình này xuất hiện trong tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trước tuổi dậy thì, trầm cảm dường như lại phổ biến ở trẻ em nam nhiều hơn trẻ em gái. 

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy càng lên các cấp bậc học càng cao thì số lượng học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên bị trầm cảm càng tăng lên rõ rệt. Đặc biệt với các em đang trong giai đoạn thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp, thi học kỳ, giữa kỳ,…

Nhóm học sinh ở các thành phố cũng có nguy cơ phải đối mặt với các căn bệnh tâm lý, điển hình như trầm cảm cao hơn so với trẻ em ở nông thôn do chương trình học quá tải, quá áp lực so với sức học của các em…

>> Xem thêm: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là gì?

2. Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, tuổi dậy thì, thanh thiếu niên

Ngoài những dấu hiệu bệnh trầm cảm thường thấy ở những đối tượng khác thì dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, sinh viên hay thanh thiếu niên còn có những biểu hiện, triệu chứng như sau: 

  • Không muốn quan tâm đến mọi việc, giải trí cũng như sở thích cá nhân
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài
  • Trí nhớ giảm sút rõ rệt, kết quả học hành sa sút, kém dần đi
  • Giảm khả năng tập trung 
  • Khả năng tiếp nhận thông tin cũng như tiếp thu kiến thức kém
  • Khả năng chịu đựng áp lực kém
  • Cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi 
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, tuổi dậy thì, thanh thiếu niên
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, tuổi dậy thì, thanh thiếu niên

3. Nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh trầm cảm ở học sinh

Có thể nói rằng mỗi học sinh, sinh viên hay thanh thiếu niên khi đến trường đi học không những học để lấy kiến thức mà còn giúp các em hình thành nhân cách, đạo đức của một người có ích cho xã hội. Trên hành trình gian khổ này, các em có thể mắc chứng rối loạn tâm lý, trong đó có trầm cảm. 

Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh, sinh viên vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên vẫn có những yếu tố nguy cơ làm gia tăng căn bệnh này, có thể kể đến như:

  • Áp lực học hành, thi cử căng thẳng
  • Trầm cảm vì mụn
  • Khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và con cái
  • Những rung động, tình cảm đầu đời
  • Lối sống thiếu lành mạnh 
  • Bạo lực học đường

Không chỉ vậy, còn rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng khả năng mắc chứng trầm cảm ở học sinh, sinh viên khác.

4. Cách phòng tránh bệnh trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm ở học sinh là một căn bệnh nguy hiểm, vì thế các bậc phụ huynh nên quan tâm và chú ý đến sức khỏe tinh thần của con cái đặc biệt là khi các em đang bước đến những giai đoạn quan trọng trong cuộc sống. 

Để giảm thiểu tình trạng trầm cảm ở học sinh thì không chỉ riêng các em học sinh mà bố mẹ cũng nên lưu ý những điểm sau để có thể giúp con cái mình tránh mắc căn bệnh này như:

  • Không nên tạo áp lực mạnh lên các em, không bắt ép quá mức các con trong việc học tập, tạo cho các em tinh thần thoải mái, hứng thú với việc học.
  • Tuyệt đối không so sánh con cái mình với con cái nhà khác, phủ nhận mọi sự cố gắng của các em và luôn lấy con cái nhà khác ra làm tiêu chuẩn cho con mình.
  • Động viên, biểu dương khi con đạt được một thành tích mới mà trước đây chưa làm được. 
  • Quan tâm đến sức khỏe tâm thần của con cái, để ý đến những thay đổi về mặt tâm sinh lý của con trong giai đoạn dậy thì.
  • Nói chuyện thường xuyên với con về các vấn đề về học tập, trường lớp, bạn bè hay các vấn đề về cuộc sống. Đưa ra lời khuyên, giúp con giải quyết các vấn đề mà con đang gặp phải.
  • Quản lý, giúp con có một lối sống lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, tránh xa các tệ nạn xã hội hay các chất kích thích, gây nghiện.
  • Đối với nhà trường: Nhà trường và các giáo viên nên quan tâm đến các em học sinh, để ý hơn về các vấn đề bạo lực học đường để phát hiện kịp thời các trường hợp các em bị bạo lực học đường để có hướng giải quyết thích hợp, tránh để sự việc đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát.
Quan tâm đến trẻ, động viêm trẻ thường xuyên
Quan tâm đến trẻ, động viêm trẻ thường xuyên

5. Tác hại của trầm cảm đối với lứa tuổi học sinh, tuổi dậy thì

Trầm cảm là căn bệnh rất khó lường trước được các ảnh hưởng đối với người bệnh, tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà nó có thể gây ra các tác hại khác nhau nhưng hầu hết chúng đều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày và sự phát triển sau này, nếu đối tượng người bệnh ở lứa tuổi học sinh thì càng nguy hiểm hơn.

Ở lứa tuổi học sinh, tuổi dậy thì, căn bệnh này có thể khiến các em gặp trở ngại trong cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức, kết quả học tập và phát huy năng lực của bản thân.

Nó có thể khiến các em ngại giao tiếp với bên ngoài, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị nó sẽ làm người bệnh mất dần khả năng giao tiếp với xã hội bên ngoài, cô lập bản thân, mất dần các mối quan hệ trong cuộc sống.

Nó có thể khiến người bệnh có các suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống, về vấn đề học tập, bỏ bê mọi thứ, không muốn phát triển bản thân, tự lập và dần phụ thuộc vào bố mẹ, người thân trong gia đình.

Ở một số trường hợp nó khiến người bệnh luôn cảm thấy bản thân dư thừa trên cuộc sống này, sự tồn tại của bản thân là không có ý nghĩa, không còn mục đích sống và luôn có ý định tự sát hay gây các thương tổn lên chính mình. Đây là hậu quả nguy hiểm và đáng báo động nhất, nó cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tự sát phần lớn ở các em lứa tuổi học sinh, tuổi dậy thì. 

6. Khám và chẩn đoán trầm cảm ở học sinh

Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến các biểu hiện thường ngày của con trẻ, để có thể nhận ra được các biểu hiện bất thường của con mình và giúp trẻ ngăn ngừa căn bệnh phổ biến này. 

Đánh giá lâm sàng ban đầu của học sinh và thanh thiếu niên với bệnh trầm cảm bao gồm tiền sử về các bệnh tâm thần và bệnh lý đi kèm khác như (bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì,...), tình trạng tâm thần và các xét nghiệm cận lâm sàng như: Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp, công thức máu đầy đủ, xét nghiệm nước tiểu để sàng lọc các chất lạm dụng.

Đánh giá trầm cảm ở lứa mọi lứa tuổi thường khá khó khăn vì biểu hiện bệnh không mang tính đặc hiệu, luôn có các bệnh khác đi kèm với bệnh trầm cảm và cần phải làm chẩn đoán phân biệt để tránh sai lầm trong việc chẩn đoán nhầm.

Nếu bạn phát hiện con cái của bạn có các biểu hiện đã nêu ở trên thì nên đưa con đến các địa điểm khám bệnh uy tín để có thể kịp thời chẩn đoán và phát hiện bệnh để đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Khám và chẩn đoán trầm cảm ở học sinh
Khám và chẩn đoán trầm cảm ở học sinh

7. Điều trị trầm cảm ở học sinh

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể, nhưng hầu hết ở lứa tuổi học sinh và dậy thì các em đều mắc chứng trầm cảm ở giai đoạn nhẹ nên đều được tiến hành điều trị ngoại trú.

Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm khác nhau nhưng để đảm bảo không gây nhiều tác dụng không mong muốn và ảnh hưởng đến quá trình học tập nhiều chuyên gia đều cho rằng phương pháp tâm lý trị liệu là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, kết hợp cùng các thuốc và phương pháp hỗ trợ khác để điều trị bệnh là tốt nhất.

Phương pháp tâm lý trị liệu

  • Là phương pháp hàng đầu được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng khi điều trị cho các em ở lứa tuổi học sinh và tuổi dậy thì. Nó giúp các em kiểm soát tâm trạng của bản thân được tốt hơn.
  • Các liệu pháp tâm lý trị liệu thường được sử dụng đó là liệu pháp giữa các cá nhân và liệu pháp nhận thức hành vi.

Điều trị bằng thuốc

  • Ở lứa tuổi này, các bác sĩ thường cho người bệnh điều trị tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc trầm cảm nhóm SSRI. 
  • Trong một vài trường hợp tùy vào triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân, ngoài thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có thể được kê thêm các thuốc điều trị triệu chứng khác như: Thuốc chống lo âu, thuốc chống loạn thần. 

Các phương pháp điều trị thay thế

  • Một số người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị thay thế nếu các phương pháp điều trị trước đó không có hiệu quả như mong muốn hay kết hợp cùng các phương pháp điều trị nhằm làm tăng hiệu quả điều trị như: Liệu pháp ánh sáng, thiền, sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc sử dụng phương pháp châm cứu.

8. Giúp học sinh, thanh thiếu niên thoát khỏi bệnh trầm cảm 

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, tuổi dậy thì - các em chính là thế hệ tương lai làm chủ đất nước, gia đình, thật nguy hiểm nếu chẳng may các em bị mắc căn bệnh trầm cảm học đường như vậy. Để giúp các em có thể thoát khỏi bệnh trầm cảm, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Giảm bớt áp lực về điểm số, cha mẹ nên hiểu rõ về tính cách cũng như năng lực thật sự của các con để từ đó cho con tự do lựa chọn môn học hoặc ngành học mà các con đam mê và yêu thích. Chỉ có như vậy, các em mới không bị áp lực khi đi cứ phải theo đuổi sự kỳ vọng của cha mẹ, không phù hợp với năng lực, sở thích của các em.
  • Dành cho các em một khoảng thời gian vui chơi, nghỉ ngơi sau những giờ học tập, thi cử căng thẳng. Điều này không những giúp các em được thư giãn đầu óc mà còn giúp học sinh, sinh viên tăng thêm sự gắn bó với bạn bè, gia đình và người thân nữa đấy.
  • Những sự thất bại trong học tập, công việc cũng như trong tình yêu cần được cha mẹ và người thân đồng cảm và chia sẻ. Người lớn không nên chì chiết tạo sự căng thẳng, ức chế cho các em. Thay vào đó, chúng ta cần nhẹ nhàng khuyên bảo, giúp con nhận ra lỗi lầm để sửa chữa.
Cần giúp học sinh, thanh thiếu niên thoát khỏi bệnh trầm cảm
Cần giúp học sinh, thanh thiếu niên thoát khỏi bệnh trầm cảm

Bên cạnh đó, nếu các em học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên có dấu hiệu bị trầm cảm nặng thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc và điều trị sớm để cải thiện tình trạng của các em.

Mong rằng qua những chia sẻ của bài viết về vấn đề trầm cảm ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tuổi dậy thì và thanh thiếu niên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tâm lý, cảm xúc của các em. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc thật nhiều nhé!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn