Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là gì?

Trầm cảm ở phụ nữ là một tình trạng bệnh lý tâm thần nghiêm trọng thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất đa dạng và phong phú. Vậy, để hiểu hơn về bệnh trầm cảm ở phụ nữ thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Trầm cảm ở phụ nữ
Trầm cảm ở phụ nữ

1. Bệnh trầm cảm phụ nữ là gì?

Theo thống kê ở Hoa Kỳ, khoảng 12 triệu phụ nữ bị trầm cảm lâm sàng mỗi năm và khoảng một trong số tám phụ nữ có thể bị trầm cảm lâm sàng trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm gấp đôi so với nam giới, nhất là ở phụ nữ đang trong độ tuổi 25 - 40 tuổi.

Sở dĩ, bệnh trầm cảm ở phụ nữ phổ biến hơn bởi vì họ chịu nhiều tác động từ cuộc sống, gia đình, công việc, chồng con,… và còn nhiều nguyên nhân khiến họ dễ mắc bệnh hơn.

Đặc biệt là ở những phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay vừa mới sinh con thì khả năng mắc bệnh trầm cảm càng cao. Vốn dĩ trong quá trình mang thai họ đã mệt vì việc ốm nghén, mệt mỏi, thay đổi sinh lý và sau khi sinh họ mong đợi nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc từ người chồng cũng như người thân nhưng không được đáp lại.

Do đó, họ rất dễ rơi vào trạng thái chán nản, đau buồn, thờ ơ với chồng và con cái. Trầm cảm khi mang thaitrầm cảm sau sinh cực kỳ nguy hiểm không chỉ với người bệnh mà còn nguy hiểm với cả con cái của họ. Một số trường hợp cũng đã ghi nhận rằng, cả mẹ và con ôm nhau tự tử hay người mẹ đã tự tay giết chết con mình vì bệnh trầm cảm.

Vì thế, gia đình, đặc biệt là người chồng cần phải quan tâm, chú ý xem vợ mình có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ hay không để nhận được sự điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: Rối loạn trầm cảm nặng

2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Phụ nữ vốn là đối tượng có tâm lý khá phức tạp, dễ bị tổn thương, hay nhạy cảm với các sự việc diễn ra hàng ngày. Do vậy, khi phụ nữ bị trầm cảm, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện thông qua một số biểu hiện, dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ như sau:

  • Thay đổi tâm trạng thường xuyên hay cáu kỉnh   
  • Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng, lo lắng hoặc tuyệt vọng
  • Mất hứng thú với các hoạt động ngay cả với những sở thích của bản thân
  • Suy nghĩ hoặc nói chậm hơn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi nhiều hơn

Không phải mọi phụ nữ trầm cảm đều trải qua mọi triệu chứng. Một số phụ nữ chỉ gặp một vài triệu chứng. Những người khác có nhiều. Mức độ nghiêm trọng, tần suất của các triệu chứng và kéo dài bao lâu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ khá đặc trưng
Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ khá đặc trưng

3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh

Một số chuyên gia cho rằng nguy cơ và nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ gia tăng có thể liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone xảy ra trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Những thay đổi này xuất hiện rõ rệt trong giai đoạn dậy thì, mang thai và mãn kinh, cũng như sau khi sinh hoặc trải qua sẩy thai. 

Ngoài ra, sự biến đổi hormone xảy ra theo chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng có thể cũng có liên quan đến nguy cơ bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Các giai đoạn phụ nữ dễ mắc bệnh trầm cảm như: Giai đoạn dậy thì; Giai đoạn trước mỗi kỳ kinh nguyệt hàng tháng; Giai đoạn mang thai; Sau khi sinh con; Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Ngoài ra, phụ nữ làm công việc chăm sóc con cái và phụ nữ làm cha mẹ đơn thân chịu nhiều căng thẳng hơn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn và một số người bị rối loạn cảm xúc theo mùa vào mùa đông. Trầm cảm là một phần của rối loạn lưỡng cực.

4. Phòng ngừa bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ, chính bản thân người phụ nữ và người thân xung họ cần tránh gây những gánh nặng quá mức lên bản thân họ, chia sẻ và thông cảm cho người phụ nữ trong gia đình như:

  • Nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngoài thời gian cho gia đình bạn nên dành thời gian cho chính bản thân mình. Yêu thương chính bản thân mình.
  • Vào các thời kỳ quan trọng như mang thai và sau sinh cần mang trong mình một tinh thần thoải mái. Những người xung quanh nên quan tâm hơn khi họ trong giai đoạn này để người phụ nữ không bị tủi thân hay cáu gắt vô cơ.
  • Tại các thời kỳ quan trọng của người phụ nữ như tuổi dậy thì, trước khi có kinh nguyệt hay thời kỳ tiền mãn kinh cần tìm ra phương pháp giải tỏa tâm trạng hay kiểm soát đúng cách.
  • Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh để giảm thiểu khả năng mắc bệnh như: Di truyền, các tác động đến não bộ, các chấn thương đầu đời,...
  • Nên chia sẻ cảm xúc với người thân, tránh tình trạng kìm nén bản thân, không muốn trò chuyện hay giao tiếp với mọi người...

5. Tác hại của bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Trầm cảm thường diễn ra âm thầm và hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, do đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời nó có thể gây nên các tổn thương về mọi mặt không chỉ cho cuộc sống của người bệnh mà còn những người xung quanh họ cũng bị ảnh hưởng theo.

Bệnh trầm cảm để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ
Bệnh trầm cảm để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ

Trầm cảm gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn

  • Trầm cảm khiến phụ nữ trở nên ngại giao tiếp với cuộc sống bên ngoài, không muốn tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài, tự thu hẹp và cô lập bản thân mình, thu hẹp không gian sống và các mối quan hệ. Lâu dần họ sẽ đánh mất hoặc làm các mối quan hệ đó trở nên tồi tệ hơn.

Gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe

  • Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm thần, bệnh trầm cảm ở phụ nữ còn gây nên các ảnh hưởng đến sức khỏe khác của hệ tiêu hóa và tim mạch.

Trầm cảm làm thay đổi thói quen hằng ngày

  • Trầm cảm không chỉ khiến bạn thay đổi về mặt cảm xúc mà nó còn khiến thói quen hằng ngày cũng bị thay đổi theo hướng tệ đi. 
  • Bạn đang từ một người năng động, chăm chỉ trở nên chây lười, ỷ lại và thích ở nhà hơn là ra ngoài. Không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào. Bạn chỉ muốn sống trong thế giới của thế giới của riêng mình.

Kích thích các hành vi tiêu cực

  • Khi trầm cảm chuyển biến sang giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ không chỉ là cảm giác buồn bã, mất phương hướng và cảm thấy vô dụng nữa mà sẽ luôn cảm thấy tội lỗi và thừa thãi trên thế giới này và có ý nghĩ gây các hành vi gây tổn thương lên chính bản thân, người thân hoặc luôn có suy nghĩ tự tử.

Phụ nữ bị trầm cảm thường xuất hiện các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:

  • Lo âu: Rối loạn lo âu thường cùng xuất hiện với trầm cảm ở phụ nữ.
  • Rối loạn ăn uống: Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng trầm cảm ở phụ nữ và chứng rối loạn ăn uống như chán ăn và ăn vô độ.
  • Lạm dụng ma túy hoặc rượu: Một số phụ nữ bị trầm cảm cũng có một số hình thức sử dụng hoặc lệ thuộc chất gây nghiện không lành mạnh. Lạm dụng chất gây nghiện có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm và khó điều trị hơn.

6. Khám bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Do nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất đa dạng và vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán cụ thể. 

Do đó, để xác định bản thân mình hay những người xung quanh bạn có mắc bệnh trầm cảm hay không thì hay đến các địa điểm uy tín để được các bác sĩ, chuyên gia đưa ra các phương pháp khám và chẩn đoán bệnh cụ thể cho bạn.

Cần thăm khám để biết chính xác tình trạng của bản thân
Cần thăm khám để biết chính xác tình trạng của bản thân

7. Các cách điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Sau khi được chẩn đoán bệnh, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa để có thể đem lại kết quả như mong muốn.

7.1. Bệnh trầm cảm phụ nữ có chữa khỏi được không?

Hơn 80% phụ nữ mắc chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó được điều trị thành công. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi không được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thì khả năng chuyển bệnh sang mức độ nặng rất cao và khả năng chữa khỏi cũng là rất thấp. 

7.2. Tâm lý trị liệu bệnh trầm cảm phụ nữ

Liệu pháp trò chuyện là một phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ cực kỳ hiệu quả. Nó có thể cung cấp cho người bệnh những kỹ năng và cái nhìn sâu sắc về chính bản thân mình, giúp bạn tìm và giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa sự tái phát bệnh.

Ngoài liệu pháp nói chuyện, trong một vài trường hợp các bác sĩ có thể đưa ra các liệu pháp khác như: Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp hành vi, liệu pháp cá nhân, liệu pháp cộng đồng.

7.3. Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống trầm cảm được cho là nhóm thuốc có hiệu chứng nhất trong điều trị căn bệnh này, nó giúp người phụ nữ giảm một số triệu chứng trầm cảm. Nhóm thuốc chống trầm cảm không chọn lọc và thuốc chống trầm cảm 3 vòng là những nhóm thuốc thường được sử dụng trong những trường hợp này.

Bên cạnh đó, do nhiều yếu tố khác nhau, phụ nữ có nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ của thuốc cao hơn đàn ông, do đó, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc hay dừng thuốc khi chưa được cho phép.

7.4. Điều trị theo phương pháp Đông y

Theo Đông y, bệnh trầm cảm được chữa bằng 2 phương pháp chính là: 

  • Phương pháp không dùng thuốc: Gồm nhiều liệu pháp khác nhau có liên quan đến vấn đề cuộc sống như vận động, châm cứu, ăn uống, nghỉ ngơi, xoa bóp,...
  • Phương pháp dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà thầy thuốc sẽ kê bài thuốc phù hợp. Trước khi được bốc thuốc, người  bệnh sẽ được khám và chẩn đoán theo phương pháp Đông y rối mới biện chứng luận trị và đưa ra bài thuốc thích hợp.
Điều trị theo phương pháp Đông Y
Điều trị theo phương pháp Đông Y

Ngoài các phương phương pháp điều trị trầm cảm trên thì người bệnh và người nhà bệnh nhân nên kết hợp với bác sĩ cũng như tạo điều kiện điều trị thuận lợi để quá trình điều trị diễn ra được tốt hơn và mang lại hiệu quả đáng mong đợi.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trầm cảm của phụ nữ, hy vọng qua bài viết trên các chị em phụ nữ đã có cho mình những thông tin bổ ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn