Những tác hại của bệnh trầm cảm đối với cuộc sống của chúng ta

Người mắc bệnh trầm cảm thường không tự điều chỉnh được cảm xúc của mình, lúc tỉnh lúc mê và có những biểu hiện về rối loạn tâm lý hành vi. Nếu người nhà hoặc những người xung quanh của bạn mắc bệnh này bạn sẽ thì bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những tác hại của bệnh trầm cảm để bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng thích nghi.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác hại của bệnh trầm cảm
Tác hại của bệnh trầm cảm

1. Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi của hầu hết của bản thân người bệnh và người thân khi nhận được kết quả chẩn đoán trầm cảm của bác sĩ chuyên khoa.

Nhiều người tiếp xúc với người bệnh, người thân nếu chưa hiểu rõ hết về căn bệnh này sẽ có cái nhìn sợ hãi, lo lắng hoặc thậm chí là xa lánh với người bệnh trầm cảm.

Có thể nói rằng, tác hại của bệnh trầm cảm phụ thuộc phần lớn vào mức độ tình trạng của người bệnh:

  • Nếu bị mắc trầm cảm nặng, người bệnh hầu như không kiểm soát được cảm xúc cũng như hành động của bản thân. Họ bị mất kiểm soát, dễ làm tổn thương về tinh thần và thể chất của chính bản thân và gia đình.
  • Người bệnh trầm cảm ở mức độ trung bình cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Tuy nhiên, diễn biến và sự ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống không nghiêm trọng như những người bệnh trầm cảm nặng.
  • Người bị trầm cảm nhẹ: Ít gây nguy hiểm nhất, tuy nhiên cũng không vì lý do đó mà chúng ta chủ quan không theo dõi, không đưa người bệnh đi khám được. Vì nếu không được điều chỉnh tâm lý của họ kịp thời, những người bị trầm cảm nhẹ rất dễ bị tiến triển lên mức độ nặng hơn, mức độ nguy hiểm càng cao hơn.

Để biết rõ hơn về những nguy hiểm cũng như tác hại của bệnh trầm cảm, mời bạn tiếp tục theo dõi các phần dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Người bệnh trầm cảm trung bình
Người bệnh trầm cảm trung bình
>>Xem thêm: Khám, chẩn đoán và các phương pháp điều trị trầm cảm

2. Tác hại của bệnh trầm cảm đối với người bệnh

Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bình thường của người bệnh vì bệnh ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống từ tinh thần, trạng thái đến sức khỏe công việc và hạnh phúc gia đình.

Sau đây là các tác hại của bệnh trầm cảm đối với người bệnh thường gặp:

2.1. Khả năng tập trung kém

Trầm cảm làm khả năng tập trung của bệnh nhân bị suy giảm dẫn đến các ảnh hưởng không nhỏ trong công việc và học tập. Người bệnh khó nhớ các thông tin, hay tập trung trong công việc, và gia tăng nguy cơ mắc Alzheimer.

2.2. Mất ngủ, đau đầu

Theo nghiên cứu khoảng một nửa số bệnh nhân trầm cảm bị đau nửa đầu, và mất ngủ kinh niên.

Rối loạn giấc ngủ là một trong những tác hại thường gặp của bệnh trầm cảm, trong đó có việc mất ngủ. Những suy nghĩ rối ren, tâm trạng tuyệt vọng quẩn quanh trong suy nghĩ của người bệnh càng làm cho họ khó ngủ.

Khi ngủ ít như vậy thì cảm xúc, tâm trạng của họ ngày một nặng nề hơn như: bực tức, căng thẳng, lo âu… khiến cuộc sống của họ ngày càng thêm phần bức bối, họ dễ gây xung động và va chạm hơn với những người xung quanh.

Bên cạnh đó, những giấc mơ khủng khiếp hay ác mộng có thể kéo đến trong giấc ngủ của họ bất cứ lúc nào, điều này làm họ càng sợ sệt, ám ảnh hơn trong cuộc sống hàng ngày.

2.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh nhân trầm cảm có khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 nếu từng mắc bệnh này trước đó. Nguyên nhân là do trầm cảm khiến cho khẩu vị ăn uống của bệnh nhân thay đổi, có xu hướng thích đồ ngọt. 

Ngoài ra, vì tâm trạng của họ luôn ở trạng thái tiêu cực nên họ thích ăn uống để bỏ cảm xúc này. 

2.4. Ham muốn tình dục suy giảm

Nam giới mắc bệnh trầm cảm rất dễ bị yếu sinh lý và mắc bệnh rối loạn cương dương. Chị em phụ nữ thì bị khô âm đạo nên khó chịu khi quan hệ. Vì thế, nếu bệnh kéo dài lâu sẽ khiến cho ham muốn tình dục giảm dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 

2.5. Lạm dụng chất gây nghiện

Đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Vì những chất này giúp cho bệnh nhân hưng phấn hơn nên dễ khiến họ lạm dụng chúng. 

Việc sử dụng các chất này khiến quá trình điều trị gặp nhiều trở ngại và lâu dài sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. 

Lạm dụng chất gây nghiện
Lạm dụng chất gây nghiện

2.6. Quan hệ xã hội bị thu hẹp

Trầm cảm khiến bệnh nhân thu mình hơn, thích yên tĩnh và ở những nơi tối tăm, ngại giao tiếp với người khác. Dần dần khiến mình bị cô lập và tách biệt với thế giới bên ngoài, phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp.

2.7. Bệnh tim

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bệnh tim và bệnh trầm cảm có sự kết nối với nhau. Mắc bệnh trầm cảm sẽ làm trầm trọng hơn bệnh tim do khi trầm cảm bệnh nhân chán nản làm cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy nên dễ bị co thắt gây khó chịu. Các trường hợp nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim.

2.8. Ung thư

Trầm cảm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra những tác động xấu cho bệnh nhân ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các khối u ở những người ung thư mắc trầm cảm có diễn biến phát triển rất nhanh.

2.9. Xu hướng tự làm hại bản thân và người xung quanh

Khi bệnh đã đến giai đoạn trầm trọng thì người bệnh thường có xu hướng làm hại mình và người khác vì các suy nghĩ tiêu cực của họ ngày một gia tăng nhiều hơn.

Chính những suy nghĩ tiêu cực ấy thúc đẩy họ tự gây thương tích hay làm đau chính mình và đôi khi họ còn muốn tự sát để giải thoát bản thân.

Biểu hiện này của người bệnh là tác hại của bệnh trầm cảm ở mức cao nhất. 

3. Tác hại của bệnh trầm cảm tới người thân

Cuộc sống của những người thân xung quanh của người bệnh bị ảnh hưởng do cảm xúc, hành động của người trầm cảm luôn thay đổi thất thường. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, cảm giác bất lực là điều thường thấy của những người thân họ.

Những người bệnh trầm cảm có thể sẵn sàng gây gổ, chửi bới thậm chí là đánh đập với chính người đã sinh thành ra mình, với anh chị em ruột thịt của mình.

Các cuộc xung đột mâu thuẫn trong gia đình làm cho hạnh phúc gia đình bị lung lay và dễ tan vỡ, làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, khiến sinh hoạt cũng như công việc của các thành viên trong gia đình bị suy giảm, trì trệ.

Tác hại của bệnh trầm cảm tới người thân
Tác hại của bệnh trầm cảm tới người thân

4. Tác hại của bệnh trầm cảm với xã hội

Người bệnh trầm cảm có diễn biến hành vi và cảm xúc phức tạp, nếu không có sự can thiệp về tâm lý kịp thời thì họ rất dễ gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho xã hội.

Dưới đây là các tác hại của bệnh trầm cảm đối với xã hội:

4.1. Gây mất trật trật tự trong xã hội

Người mắc bệnh trầm cảm thường rất liều lĩnh, họ ít quan tâm đến mọi người xung quanh và mất đi khả năng nhận thức về mức độ nguy hiểm của hành vi. Họ có thể gây gổ, đánh nhau với những người xung quanh hoặc lái xe mất kiểm soát.

Điều này là rất nguy hiểm và có thể dẫn tới những vụ việc thương tâm, gây ảnh hưởng tới xã hội như tai nạn giao thông, người bệnh trầm cảm trộm cắp tài sản…

4.2. Giảm lực lượng lao động trong xã hội

Bệnh trầm cảm thường có xu thế xuất hiện ở những người trẻ tuổi - đang trong thời kỳ sung sức và là lao động chính trong gia đình và xã hội. Khi mắc phải trầm cảm thì tùy theo mức độ bệnh tật mà khả năng cũng như hiệu suất lao động của họ cũng bị ảnh hưởng, thậm chí là mất khả năng lao động.

4.3. Trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội

Người bệnh trầm cảm thường không có khả năng làm việc dẫn đến không có nguồn thu nhập và phải phụ thuộc vào gia đình, trợ cấp của xã hội. 

Nếu số lượng người bệnh trầm cảm ngày càng tăng cao thì sẽ gia tăng gánh nặng đối với xã hội.

Gánh nặng cho gia đình và xã hội
Gánh nặng cho gia đình và xã hội

Trên đây là những thông tin về tác hại của bệnh trầm cảm. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hay hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Oanh Lê chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Oanh Le

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn