Nhiều người vẫn hay lầm tưởng, trầm cảm chỉ xuất hiện ở phụ nữ nhưng trên thực tế không phải vậy, trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả với đàn ông. Vậy bệnh trầm cảm ở nam giới có những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở nam giới
Đàn ông hay nam giới luôn là biểu tượng cho “phái mạnh”, đúng với tên gọi này, họ giữ trong mình nhiều nhiệm vụ, trọng trách to lớn trong gia đình và xã hội, và những yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm ở nam giới cũng bắt nguồn từ đây.
Áp lực lớn về tài chính
- Đã từ lâu, người đàn ông luôn là trụ cột về kinh tế, tài chính trong gia đình, mọi gánh vác về kinh tế như mua nhà cửa, nuôi con, chi phí sinh hoạt… hầu như do họ đảm nhiệm.
- Chính những áp lực đó, càng làm cho nam giới kéo dài sự căng thẳng, họ luôn phải suy nghĩ, tìm cách kiếm tiền để duy trì cuộc sống gia đình. Điều đó cũng chính là nguy cơ khiến họ bị trầm cảm nhiều hơn.
Áp lực trong gia đình
- Trong cuộc sống gia đình thật khó tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn từ những mối quan hệ vợ chồng, với con cái, với bố mẹ. Nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết thỏa đáng và đúng cách sẽ gây những thù hận, trách oán, cũng là một những yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm ở nam giới.
- Bên cạnh đó, một số người đàn ông trong gia đình còn chịu áp lực phải sinh con trai nối dõi tông đường cũng càng làm cho cuộc sống của họ thêm phần khó khăn, thử thách hơn nữa.
Áp lực trong công việc
- Một số người con trai rất có tài năng trong một số lĩnh vực nhất định và việc thăng quan tiến chức là điều dễ hiểu. Họ được tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ, trọng trách trong công ty như: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, quản lý…
- Chức vụ cao đồng nghĩa với trách nhiệm càng lớn, không khó để chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh nam giới làm việc cả đêm, cặm cụi làm việc thêm ngoài giờ… điều đó cho thấy khối lượng công việc của họ là rất nhiều, chính điều này có thể dẫn đến những rối loạn về tâm lý, sức khỏe của người đàn ông.
2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới
Có thể thấy rằng, dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới khó phát hiện hơn là bệnh trầm cảm ở phụ nữ do bản năng của họ là phái mạnh, họ ít khóc, ít bày tỏ cảm xúc hơn nữ giới. Do vậy, một số dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết hơn.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Cảm thấy cáu kỉnh, giận dữ hoặc lo lắng, chán chường.
- Cơ thể hay trong trạng thái mệt mỏi.
- Giảm hiệu quả công việc hoặc thậm chí là từ bỏ công việc.
- Giảm sự yêu thích đối với công việc, các sở thích trước đây vốn có.
2.1. Dấu hiệu về mặt hành vi
Ở nam giới thường sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng nhiều hơn so với nữ giới, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do yếu tố di truyền, nội tiết tố, áp lực xã hội… Vì vậy khi đàn ông bị trầm cảm có thể xuất hiện các triệu chứng về mặt hành vi như:
- Tránh tiếp xúc gia đình hoặc xã hội, không thích giao tiếp với mọi người.
- Có xu hướng lạm dụng các thức uống có cồn, chứa chất gây nghiện.
- Phân chia thời gian làm việc, học tập thất thường, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Cảm thấy khó khăn trong việc hoàn thành công việc hay trách nhiệm của bản thân.
- Tham gia vào các hành vi có tính rủi ro như cờ bạc, quan hệ tình dục không an toàn, tự tử…
Những thay đổi trong hành vi xảy ra có thể là kết quả của việc cố gắng che giấu bệnh trầm cảm ở nam giới hay vì cố gắng theo đuổi “chuẩn mực nam tính”.
2.2. Dấu hiệu về mặt cảm xúc
Cố gắng che giấu bệnh trầm cảm có thể làm cho đàn ông dễ bị áp lực tâm lý hơn, dễ bị kích động hoặc thực hiện các hành động, gây ảnh hưởng hay tự hủy hoại bản thân. Bệnh trầm cảm ở nam giới cũng có thể gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, khiến nam giới hờ hững với chuyện chăn gối.
Phụ nữ bị trầm cảm thường dễ dàng biểu lộ cảm xúc nỗi buồn với người khác, còn với đa số đàn ông lại không dễ dàng thể hiện cảm xúc này. Vì vậy, trạng thái cảm xúc của nam giới có thể chuyển biến theo nhiều cách khác nhau. Chính vì thế, dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nam giới có thể biểu hiện qua mức độ gia tăng các cảm xúc tiêu cực sau đây:
- Cáu gắt
- Phẫn nộ
- Thất vọng
- Hiếu chiến
- Suy nghĩ tự tử
- Cảm giác trống rỗng
Khi mắc bệnh trầm cảm, đàn ông thường kiềm chế tình trạng muốn khóc và ít bộc lộ cảm xúc buồn bã ra ngoài vì cho rằng đó là biểu hiện của phụ nữ. Nhưng các bạn nên biết rằng, không có sự phân biệt giới tính nào khi thể hiện cảm xúc, vì vậy bạn nên sống thật với bản thân mà không cần phải lo lắng.
2.3. Dấu hiệu về mặt thể chất
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần, tuy nhiên có cũng có các triệu chứng về mặt thể chất. Nam giới khi bị trầm cảm có thể gặp phải những dấu hiệu thể chất sau:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Tức ngực
- Vấn đề về tiêu hóa
- Ăn quá nhiều hoặc quá ít
- Giảm cân không kiểm soát
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
- Đau khớp, chân tay hoặc đau lưng
- Cảm thấy bồn chồn hoặc kích động
Các triệu chứng thể chất này có thể phát sinh do ảnh hưởng của trầm cảm đối với chất trong não. Bệnh trầm cảm ở nam giới có thể làm thay đổi mức độ serotonin và norepinephrine, đây là 2 chất truyền tin não chi phối nỗi đau và tâm trạng, điều này dẫn đến sự bất thường về thể chất ở nam giới.
3. Cách trị bệnh trầm cảm ở nam giới
Trầm cảm là bệnh lý phức tạp và khó đề điều trị dứt điểm và ngay cả đối với nam giới, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Một trong những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới thường dùng là tâm lý trị liệu.
Phương pháp tâm lý trị liệu có rất nhiều tác dụng đối với người bệnh như:
- Đối phó với sự khủng hoảng
- Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, củng cố niềm tin lạc quan vào tương lai.
- Khám phá và xây dựng các mối quan hệ tích cực, lành mạnh.
- Tìm cách thích ứng để giải quyết vấn đề.
- Đặt mục tiêu thực tế, tránh những hy vọng xa vời, viển vông.
- Tăng khả năng chịu đựng căng thẳng và đau khổ.
Ngoài phương pháp tâm lý trị liệu thì việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới cũng là một cách thường được áp dụng. Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm một số triệu chứng, nhưng không chữa được nguyên nhân trầm cảm.
Đây không phải là một giải pháp lâu dài trong điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới do nó còn đi kèm với nhiều tác dụng phụ khác nhau đối với người bệnh. Bên cạnh đó, quá trình trị bệnh trầm cảm ở nam giới cũng cần có sự phối hợp nhiều phương pháp điều trị về cả tinh thần và thể chất.
Trường hợp nam giới bị trầm cảm cần nhập viện: đó là khi đàn ông bị trầm cảm mức độ nặng, cần được chăm sóc y tế trong môi trường bệnh viện giúp bệnh nhân giữ được sự an toàn cho bản thân họ cũng như mọi người xung quanh cho đến khi tâm trạng của họ được cải thiện, đặc biệt là khi họ có ý định tự tử.
Việc điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới không chỉ là việc của riêng người bệnh và bác sĩ mà nó còn là cuộc chiến của cả người thân bệnh nhân.
Bệnh trầm cảm ở nam giới thường khiến người bệnh có xu hướng sống khép mình, tách rời với thế giới bên ngoài. Nếu gặp phải trường hợp này, người nhà cần liên tục động viên và quan tâm người bệnh nhiều hơn, một hành động dù chỉ nhỏ nhoi nhưng có thể tác động lớn thúc đẩy về mặt tâm lý và cải thiện tâm trạng của người bệnh.
4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới
Để hạn chế khả năng mắc bệnh trầm cảm, các đấng mày râu cần có cho mình một chế độ sống khoa học, lành mạnh. Sau đây là một số phương pháp giúp nam giới giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như phòng bệnh trầm cảm.
4.1. Tập thể dục đều đặn
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thói quen tập thể dục thường xuyên có thể mang lại hiệu quả tự nhiên giúp nam giới giảm các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa mắc bệnh cũng như tái phát bệnh.
Khi mới bắt đầu tập thể dục, người bệnh có thể cảm thấy dễ chán nản và mệt mỏi. Vì vậy, để duy trì được việc tập luyện thể thao người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Tập các bài tập nhẹ nhàng: Để mang lại hiệu quả trong trị bệnh trầm cảm ở nam giới, người bệnh nên tập các bài tập có cường độ nhẹ như đi bộ, tập tạ, bơi hoặc võ thuật để có thể vận động toàn bộ cơ thể.
- Tìm người tập cùng: Việc này không chỉ giúp người bệnh tăng được khả năng giao tiếp xã hội, mà còn giúp họ có thêm động lực để tập luyện.
- Để mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày. Có thể bắt đầu từ từ, không nên quá ép mình.
4.2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống cũng là một trong tác nhân giúp điều chỉnh tâm trạng và ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới. Người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và lưu ý những điểm sau:
- Hạn chế ăn đường và carbs tinh chế: Những đồ ăn như thức ăn có chứa đường, đồ nướng, mì ống, khoai tây chiên… thường mang lại cảm giác ngon miệng nhưng lại dễ khiến người bệnh bị suy giảm năng lượng và tâm trạng.
- Bổ sung các thực phẩm chứa acid béo omega - 3: Đây là hoạt chất có thể giúp người bệnh tăng cường tâm trạng. Các nguồn thức ăn chứa nhiều omega - 3 như: cá hồi, cá trích, cá thu, rong biển, hạt lanh, hạt óc chó,...
- Bổ sung các thực phẩm có tác dụng cải thiện tâm trạng như: chuối có chứa magie giúp giảm lo âu, vitamin B6 thúc đẩy sự tỉnh táo, tryptophan để tăng mức serotonin cải thiện tâm trạng. Người bệnh cũng có thể bổ sung vào thực đơn của mình các loại rau họ cải vì chúng có hàm lượng magie cao giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Cung cấp thêm các vitamin B: Cơ thể thiếu vitamin B có thể mắc phải trầm cảm. Bạn nên ăn nhiều trái cây có múi, rau xanh, đậu, thịt gà và trứng.
4.3. Thay đổi lối sống tích cực
Việc thay đổi lối sống và có một lối sống tích cực là một trong những việc cần thiết ở nam giới khi mắc bệnh trầm cảm. Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp người bệnh cải thiện tình trạng trầm cảm, ngừa tái phát bệnh và giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Đặt mục tiêu ngủ đủ 8 tiếng: Trầm cảm thường liên quan đến vấn đề về giấc ngủ, cho dù ngủ quá ít hay quá nhiều thì tâm trạng của người bệnh đều bị ảnh hưởng.
- Kiểm soát sự căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ gây bệnh trầm cảm ở nam giới mà còn làm bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cần biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, giảm áp lực của các vấn đề như công việc, tiền bạc, các mối quan hệ…
- Học cách thư giãn: Có thói quen cho phép bản thân thư giãn, nghỉ ngơi mỗi ngày. Nó giúp người bệnh giảm các triệu chứng trầm cảm, giảm căng thẳng, tăng cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Người bệnh có thể thử tập yoga, hít thở sâu, thư giãn cơ hoặc thiền.
- Dành thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Người bệnh nên ra ngoài và phơi mình dưới ánh mặt trời để giúp tăng mức serotonin và cải thiện tâm trạng.
5. Nam giới bị trầm cảm có nên lấy vợ không?
Tùy theo mức độ bệnh trầm cảm là nặng hay nhẹ và điều kiện kinh tế gia đình mà nam giới có thể kết hôn, xây dựng gia đình với người mình yêu.
Nếu nam giới bị bệnh trầm cảm nhẹ, vẫn có khả năng lao động kiếm tiền, tâm lý đã ổn định sau khi chữa trị và được bạn gái đồng ý thì có thể lấy vợ, tạo dựng mái ấm cho mình.
Nhưng ngược lại, nếu đàn ông bị trầm cảm nặng, không có khả năng làm việc, có hành vi gây tổn hại đến bản thân và những người xung quanh như tự sát, hành hung mọi người… thì gia đình và người thân nên cân nhắc có thể không cho họ kết hôn, tránh làm dang dở tương lai của người con gái nào đó định lấy làm vợ hoặc sớm dẫn tới ly hôn, càng làm cho bệnh trầm cảm trở nên nặng nề hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh trầm cảm ở nam giới mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về vấn đề này. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng biết và tìm hiểu về nó nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.