Rối loạn đa nhân cách

Rối loạn đa nhân cách (MPD) - một bệnh lý về tâm thần vô cùng nguy hiểm  mà biểu hiện của nó là các hành vi bị mất kiểm soát. Bệnh này đang là một trong những vấn đề nhức nhối của các bác sĩ tâm lý. Vậy để hiểu hơn về bệnh rối loạn đa nhân cách hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Rối loạn đa nhân cách
Rối loạn đa nhân cách

1. Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì?

Rối loạn đa nhân cách có tên tiếng Anh là Multiple personality disorder - một bệnh lý về sức khỏe tâm thần. Người mắc bệnh bị thiếu kết nối trong suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống.

Rối loạn đa nhân cách là sự kết hợp giữa các yếu tố như các tổn thương mà người bệnh phải trải qua trong quá khứ. 

Sự xuất hiện các nhân cách khác nhau được xem là một cơ chế của sự đối phó - một người phải tách ra khỏi một hiện thực hay trải nghiệm quá tàn nhẫn mà bản thân họ không thể chống đỡ được và phải để nhân cách khác xuất hiện

Những người mắc bệnh này sẽ xuất hiện hai hoặc nhiều nhân cách riêng biệt. Mỗi tính cách sẽ xuất hiện ở các thời điểm khác nhau và chi phối hành vi, cảm xúc của người bệnh.

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra thì tỉ lệ mắc bệnh rối loạn đa nhân cách là rất hiếm. Thường nằm trong khoảng 0,01 đến 1% dân số. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thông thường phụ nữ sẽ mắc bệnh này nhiều hơn nam.

>>> Xem thêm: Tổng quan về bệnh tâm thần

2. Triệu chứng bệnh rối loạn đa nhân cách

Khi một người bị mắc rối loạn nhân cách sẽ có các biểu hiện của người có nhiều danh tính riêng biệt. 

Mỗi nhân cách là các mảnh tính cách khác biệt hoàn toàn với nhau. Nó bao gồm một nhân cách chính có chứa tên thật của bệnh nhân. Nhưng giữa các nhân cách không biết đến sự tồn tại của nhau mà chỉ nhận thức được khi được mọi người xung quanh kể lại.

Mỗi nhân cách sẽ có các đặc trưng riêng biệt về tính cách, hành vi, cử chỉ. Người bệnh có thể sẽ xuất hiện các nhân cách của động vật bên cạnh các nhân cách của người.

Khi một nhân cách xuất hiện và chiếm hữu cơ thể, kiểm soát hành vi của người bệnh gọi là quá trình chuyển đổi. Thời gian cho mỗi lần chuyển đổi có thể kéo dài từ vài giây đến vài ngày.

Các yếu tố từ môi trường hoặc các vấn đề trong cuộc sống có thể dẫn đến việc chuyển đổi. Chứng hay quên xuất hiện ở người bệnh là khoảng thời gian mà các nhân cách xuất hiện. 

Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng thể hiện sự đau khổ do không nhớ và sắp xếp được cuộc sống một cách bình thường. Tuy nhiên, thì các rối loạn này hoàn toàn không phải là kết quả của việc dùng thuốc hay hóa chất mang lại.

Một người có thể xuất hiện nhiều nhân cách 
Một người có thể xuất hiện nhiều nhân cách 

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh bệnh rối loạn đa nhân cách

Các nhà khoa học sau quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh rối loạn nhân cách thường phải đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống. 

Đặc biệt là trong những năm của thời thơ ấu, khi người bệnh bị bỏ rơi và lạm dụng tình cảm thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 99% bệnh nhân mắc bệnh do nguyên nhân là trong thời gian nhạy cảm của thời thơ ấu (trước 6 tuổi) có các rối loạn và tổn thương về tình cảm có thể đe dọa tính mạng.

Rối loạn đa nhân cách cũng có nguy cơ phát triển khi người bệnh liên tục bị bỏ rơi, lạm dụng tình cảm, ngay cả trong các trường hợp không bị lạm dụng về mặt thể chất và tình dục.

4. Tác hại của bệnh rối loạn đa nhân cách

Khi bị mắc bệnh rối loạn đa nhân cách người bệnh sẽ bị ảnh hưởng cuộc sống như sau:

Rối loạn giải thể nhân cách: Người bệnh sẽ có cảm giác cơ thể này không phải của mình mà là của người khác, mình sẽ không còn được là chính mình. Đây là “trải nghiệm thoát xác” và khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, sẽ luôn bị sao nhãng.

Tri giác thực tại bị sai: Người bệnh sẽ ở trong trạng thái mà cảm giác về người và cảnh vật xung quanh đều mờ ảo không có sự chân thật.

Quên thông tin quan trọng: Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị quên các thông tin cá nhân của mình hoặc quên các nội dung giao tiếp quan trọng trong cuộc sống dù đã bệnh nhân đã ở trong cuộc trò chuyện đó. 

Nhầm lẫn hay thay đổi nhân cách bản thân: Khi mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ không thể nhớ và xác định chính xác được công việc, quan điểm chính trị, xu hướng tình dục của mình...Đôi khi người bệnh còn quên cả thời gian và địa điểm.

Rối loạn đa nhân cách gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Rối loạn đa nhân cách gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

5. Khám bệnh rối loạn đa nhân cách

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán rối loạn đa nhân cách dựa trên việc xem xét các triệu chứng và tiền sử cá nhân. 

Tiến hành các xét nghiệm để có thể loại trừ các trường hợp tổn thương gây ra bởi các chấn thương liên quan đến não, khối u, thiếu ngủ. Nếu các nguyên nhân trên được loại bỏ, các bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành tư vấn cho bệnh nhân để đưa ra đánh giá.

Việc chẩn đoán bệnh cần có thời gian. Các nhà khoa học ước tính rằng những người bị rối loạn đa nhân cách thường trải qua 7 năm rối loạn tâm thần trước khi được chẩn đoán chính xác. rối loạn nhận dạng phân ly cần có thời gian. 

Những yếu tố dẫn đến bệnh rối loạn đa nhân cách có thể bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa mà người đó đang sống.

>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn cần biết về bệnh Tâm thần phân liệt

6. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách

Bệnh rối loạn đa nhân cách là bệnh đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài có sự phối hợp giữa bác sĩ, bệnh nhân, gia đình và cộng đồng để đảm bảo kết quả được tối ưu nhất. Dưới đây là các thông tin cần thiết về phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.

6.1. Bệnh rối loạn đa nhân cách có chữa khỏi được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể có các chuyển biến tích cực nếu kiên nhẫn và phối hợp điều trị với bác sĩ.

Sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh.

Chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh rối loạn đa nhân cách
Chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh rối loạn đa nhân cách

6.2. Phương pháp điều trị rối loạn đa nhân cách

Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn đa nhân cách, như điều trị rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu là cần thiết vì số bệnh nhân mắc rối loạn đa nhân cách có đi kèm các bệnh lý tâm thần khác như rối loạn trầm cảm, rối loạn là khá cao.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị hiệu quả nhất vẫn là tâm lý trị liệu. Các bác sĩ tâm lý hay các nhà tâm lý trị liệu sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Có thể là các liệu pháp riêng biệt từng cá nhân hoặc các liệu pháp xây dựng thành từng nhóm, gia đình.

Quá trình điều trị sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

  • Giúp bệnh nhân xác định và dần dần từng bước vượt qua các chấn thương hoặc ám ảnh trong quá khứ.
  • Điều chỉnh, quản lý hành vi không bình thường, đột ngột thay đổi ở bệnh nhân.
  • Cố gắng hợp nhất các tính cách riêng biệt thành một tính cách chủ đạo duy nhất.

Bệnh nhân nếu chịu phối hợp và kiên trì thực hiện thì sẽ đem lại được hiệu quả khá cao. Các bác sĩ sẽ tiến hành trò chuyện tâm sự với bệnh nhân và khi cần có thể sử dụng phương pháp thôi miên.

Trong quá trình điều trị có thể kết hợp với nghệ thuật trị liệu hoặc vận động để đem lại kết quả tốt hơn. 

Không có phương pháp điều trị bằng thuốc dành riêng cho bệnh rối loạn đa nhân cách nên các phương pháp chữa trị tâm lý vẫn là cách điều trị chính. Quá trình điều trị bệnh đa nhân cách thực sự là cuộc chiến đấu giữa bác sĩ và bệnh nhân. Đây là một bệnh cần có sự chăm sóc quan tâm đặc biệt từ bác sĩ, gia đình và mọi người xung quanh để bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập lại với cộng đồng.

Bệnh nhân nếu được điều trị tích cực đúng hướng và kiên trì có thể thoát ra được những ám ảnh tâm lý quay lại bình thường và trở thành người có ích cho xã hội. 

Tâm lý trị liệu rối loạn đa nhân cách
Tâm lý trị liệu rối loạn đa nhân cách

7. Phòng tránh bệnh rối loạn đa nhân cách

Các chuyên gia khuyên rằng để tránh mắc bệnh rối loạn đa nhân cách, bạn cần có những thay đổi tích cực, cải thiện lối sống:.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và giúp bạn hạn chế được các triệu chứng của trầm cảm, lo âu. Hoạt động cũng có tác dụng ngăn chặn các ảnh hưởng không tốt của thuốc tâm thần như tăng cân.
  • Hạn chế sử dụng thuốc và rượu: Rượu và ma túy là một trong những nguy cơ làm dẫn đến bệnh rối loạn tâm thần và làm nặng thêm các biểu hiện của bệnh, tương tác không tốt với thuốc.
  • Thường xuyên chăm sóc y tế: Nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần, đặc biệt khi cảm giác cơ thể không được khỏe mạnh.
  • Chú ý đến các cảnh báo của cơ thể: Khi thấy bản thân hoặc người xung quanh xuất hiện các biểu hiện của bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
  • Cuộc sống đơn giản hơn: Suy nghĩ tích cực, đọc sách, trao đổi với bác sĩ để đem lại cảm giác nhẹ nhàng thoải mái.Cố gắng không nên nghĩ nhiều và áp lực về gia đình và công việc.
  • Hòa nhập với cộng đồng: Tham gia vào các hoạt động công cộng hoặc gia đình, để có được nhiều khoảng thời gian vui vẻ, chia sẻ mọi thứ với nhau. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giờ.
  • Tìm hiểu thư giãn và quản lý căng thẳng: Tập thiền hoặc yoga để giúp cảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Cơ cấu thời gian: Lên kế hoạch hoạt động để điều chỉnh thời gian hợp lý. Tham gia điều trị thích hợp, kiên trì và gắn bó lâu dài để cải thiện bệnh.
Tham gia các hoạt động cộng đồng
Tham gia các hoạt động cộng đồng

Trên đây là các thông tin về bệnh Rối loạn đa nhân cách, hy vọng qua bài viết trên mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Bài viết cùng chủ đề

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Oanh Lê chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Oanh Le

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*