Stress là một phản ứng của cơ thể với những thay đổi về thể chất và tinh thần được xác định bằng các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Vậy các dấu hiệu stress thường gặp là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Thông thường các dấu hiệu stress sẽ thể hiện qua nhiều mặt như cảm xúc, thể chất, tinh thần, hành vi và mỗi người sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau về các mặt đó, các dấu hiệu stress mà các bạn có gặp phải như:
1. Các dấu hiệu stress về mặt cảm xúc
Khi gặp phải sự kiện căng thẳng, bạn có thể gặp phải một trong các dấu hiệu stress về mặt cảm xúc như sau:
- Dễ kích động, thất vọng và dễ cảm thấy ủ rũ
- Cảm thấy choáng ngợp, mất kiểm soát hoặc cần được kiểm soát
- Khó có thể thư giãn và tĩnh tâm
- Cảm thấy bản thân thật tồi tệ, lòng tự trọng thấp
- Cảm thấy cô đơn, vô giá trị
- Xa lánh và không muốn tiếp xúc với người khác
2. Các dấu hiệu stress về mặt thể chất
Khi gặp phải sự kiện căng thẳng, bạn có thể gặp phải một trong các dấu hiệu stress về mặt thể chất như sau:
- Cảm thấy bản thân bị mất năng lượng hoặc không có năng lượng để làm một việc gì đó
- Đau đầu do stress, các tình trạng thường gặp bao gồm: Đau đầu âm ỷ từ nhẹ đến trung bình, đau da đầu và phần não trước (trán), đau ở phần thái hương hay vùng quanh trán,...
- Bụng khó chịu và có thể gặp các tình trạng như tiêu chảy, táo bón, loét dạ dày hoặc buồn nôn
- Đau, nhức và căng cơ
- Đau ngực và tim đập nhanh hơn
- Bị mất ngủ
- Thường xuyên bị cảm lạnh và nhiễm trùng
- Mất ham muốn hoặc mất khả năng tình dục
- Luôn cảm thấy lo lắng, run rẩy, ù tai, tay chân lạnh hoặc đổ mồ hôi
- Khô miệng và khó nuốt
- Nghiến hàm và nghiến răng
3. Các dấu hiệu stress về mặt nhận thức
Khi gặp phải sự kiện căng thẳng, bạn có thể gặp phải một trong các dấu hiệu stress về mặt nhận thức như sau:
- Thường xuyên cảm thấy lo lắng
- Xuất hiện các ý nghĩ hoang tưởng
- Hay quên và hoạt động một cách vô tổ chức
- Không có khả năng tập trung
- Khả năng quan sát, suy đoán trở nên tệ đi
- Bi quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực ở bất kỳ sự vật, sự việc nào
4. Các dấu hiệu stress về hành vi
Khi gặp phải sự kiện căng thẳng, bạn có thể gặp phải một trong các dấu hiệu stress về mặt hành vi như sau:
- Thay đổi cảm giác thèm ăn - không ăn hoặc ăn quá nhiều
- Chần chừ hoặc tìm cách trốn tránh trách nhiệm về bản thân
- Tăng sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy
- Thể hiện nhiều hành vi lo lắng hơn như cắn móng tay, bồn chồn, đi lại nhiều và nhanh,...
5. 11 dấu hiệu stress thường gặp
Không phải ai cũng gặp dấu hiệu stress ở tất cả mặt gặp tất cả triệu chứng trên một phương diện nào đó mà nó là kết hợp của các dấu hiệu và biểu hiện ra bên ngoài. Thông thường có 11 dấu hiệu stress được xem là phổ biến nhất khi bạn gặp phải tình trạng stress như sau:
5.1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong những biểu hiện dễ gặp và dễ thấy nhất khi bạn gặp phải stress được biểu hiện ra bên ngoài.
Với một số người khi cảm thấy căng thẳng về một vấn đề nào đó họ thường có xu hướng chạm vào mặt thường xuyên hơn. Điều này có thể làm lây lan các vi khuẩn có từ tay lên da mặt và góp phần vào việc hình thành nên mụn trứng cá.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc mọc mụn trứng cá có liên quan nhiều đến việc căng thẳng và mức độ của căng thẳng. Một nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự và tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn ở các bé trai.
Ngoài stress thì các nguyên nhân khác có thể dẫn đến mụn trứng cá cũng rất nhiều chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố, vi khuẩn, cơ thể sản xuất thừa dầu hay lỗ chân lông bị tắc,...
5.2. Đau đầu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, stress là một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần vào tình trạng đau đầu mà mọi người thường gặp phải - một tình trạng đặc trưng bởi các cơn đau ở vùng đầu hoặc cổ.
Một nghiên cứu trên 267 người có tình trạng đau đầu mãn tính cho thấy rằng, stress là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính ở khoảng 45% tổng số người tham gia nghiên cứu. Không chỉ vậy, mức độ căng thẳng tăng có liên quan đến sự gia tăng số lượng cơn đau đầu mà người đó gặp phải mỗi tháng.
Bên cạnh stress thiếu ngủ, uống rượu hay mất nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu.
5.3. Đau mãn tính
Đau nhức là một trong những phàn nàn phổ biến nhất ở những người đang gặp phải tình trạng stress và mức độ đau phụ thuộc vào mức độ căng thẳng, áp lực mà người đó đang gặp phải.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 37 thanh niên ở Mỹ mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm cho thấy rằng, mức độ căng thẳng tăng lên có liên quan đến sự gia tăng mức độ đau trong ngày.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra được mối liên quan giữa hormon tuyến thượng thận cortisol và vấn đề đau mãn tính rằng, mức độ gia tăng cortisol có liên quan đến mức độ đau của người đang gặp tình trạng stress.
Việc gia tăng cortisol quá mức trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tổn thương khác cho cơ thể và hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như các bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân hoặc béo phì, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng thất thường, đau dạ dày,...
Không chỉ do stress, kèm theo đó cũng có nhiều yếu tố khác có thể góp phần vào tình trạng đau mãn tính ở một người như tình trạng lão hóa, chấn thương, hoạt động sai tư thế hoặc tổn thương thần kinh.
5.4. Đau ốm thường xuyên
Nếu bạn cảm thấy bản thân liên tục gặp phải tình trạng ốm, sổ mũi hay các dấu khác có liên quan thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng căng thẳng. Stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và có thể làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng.
Trong một nghiên cứu trên 61 người lớn tuổi tại Mỹ đã được tiêm phòng vacxin cúm đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng kéo dài hay stress mãn tính làm hệ thống miễn dịch bị yếu đi và tác dụng của vacxin không còn mạnh như những người bình thường khác.
Không chỉ vậy, một nghiên cứu trên 235 người trưởng thành bất kỳ và được phân loại thành nhóm có tình trạng căng thẳng thấp và cao. Trong thời gian 6 tháng, những người có tình trạng căng thẳng cao bị nhiễm trùng đường hô hấp nhiều hơn 70% và có gần 61% số ngày mắc các triệu chứng so với nhóm căng thẳng thấp.
Không chỉ vậy, stress chỉ là một phần ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch. Hệ thống miễn dịch suy yếu có thể là kết quả của chế độ ăn uống kém, ít hoạt động thể chất hay một số rối loạn suy giảm miễn dịch như bệnh bạch cầu và đa u tủy.
5.5. Giảm năng lượng và mất ngủ
Mệt mỏi kéo dài và giảm mức năng lượng cũng là một trong những dấu hiệu stress thường gặp. Nó cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ và làm mất ngủ, dẫn đến giảm mức năng lượng.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, mức độ căng thẳng do công việc có liên quan đến mức độ gia tăng cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ và bồn chồn khi ngủ hay tăng nguy cơ mất ngủ.
5.6. Những thay đổi trong Libido
Trong thời kỳ stress nhiều người có thể gặp phải những thay đổi trong ham muốn tình dục.
Một nghiên cứu nhỏ đánh giá mức độ căng thẳng của 30 phụ nữ khi để họ xem một bộ phim liên quan đến vấn đề tình dục. Những người có tình trạng stress mãn tính cao ít bị kích thích hơn so với những người có mức độ stress thấp.
Không những vậy, stress cũng làm ảnh hưởng đến mức độ hoạt động tình dục và mức độ hài lòng của mỗi người, tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà mức độ hài lòng cũng khác nhau.
Hơn nữa, cũng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến thay đổi về ham muốn tình dục như thay đổi nội tiết tố, mệt mỏi hay các vấn đề liên quan đến tâm lý.
5.7. Vấn đề tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón cũng có thể là dấu hiệu stress mà nhiều người có thể gặp phải khi gặp tình trạng căng thẳng cao.
Stress gây ảnh hưởng đến những người có hệ tiêu hóa kém hay những người bị rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Chúng có thể đặc trưng bởi các tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Trong một nghiên cứu trên 181 phụ nữ mắc chứng rối loạn tiêu hóa có tình trạng stress mãn tính cao có liên quan đến việc gia tăng mức độ tình trạng bệnh rối loạn tiêu hóa cao hơn những phụ nữ bình thường khác.
Không chỉ stress mà còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chế độ ăn uống, mất nước, mức độ hoạt động thể chất, nhiễm trùng hay tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang gặp phải.
5.8. Thay đổi vị giác
Thay đổi vị giác là một dấu hiệu stress thường gặp. Khi bạn căng thẳng, bạn có thể cảm thấy bản thân không còn cảm giác thèm ăn hay cảm giác ngon miệng ngay cả với các món ăn mà bạn thích.
Stress làm bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn uống, nhưng có những người khi stress có thể làm họ tăng cảm giác thèm ăn nhưng lại thấy ngon miệng chỉ có cảm giác phải ăn thật nhiều và không cần biết chúng có ngon hay không.
Một nghiên cứu ở sinh viên đại học cho thấy rằng, 81% trong số đó có thay đổi về cảm giác thèm ăn khi họ gặp phải tình trạng stress. Trong số đó, 62% có cảm giác thèm ăn và 38% thì cảm giác thèm ăn giảm đi.
5.9. Suy nhược cơ thể
Một số nghiên cứu cho thấy rằng stress mãn tính có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu trên 816 phụ nữ bị trầm cảm nặng có sự khởi đầu bệnh có liên quan đáng kể đến cả tình trạng stress mãn tính và stress cấp tính.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên 38 người bị trầm cảm nặng không mãn tính cho thấy rằng, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống có liên quan đáng kể đến các giai đoạn trầm cảm của người bệnh.
5.10. Tăng nhịp tim
Nhịp tim nhanh hay tăng nhịp tim cũng là một trong những dấu hiệu stress thường gặp. Có những người chỉ cần gặp phải tình trạng căng thẳng dù rất nhẹ nhưng cũng đủ làm tăng nhịp tim lên rất nhiều.
Một nghiên cứu đã đo phản ứng của nhịp tim với các sự kiện dẫn đến tình trạng căng thẳng và không căng thẳng phát hiện ra rằng, nhịp tim tăng cao hơn đáng kể trong các sự kiện gây nên sự căng thẳng cho dù là nhỏ nhất.
5.11. Đổ mồ hôi
Khi trải qua một sự kiện căng thẳng bạn có thể đổ mồ hôi, nhất là mồ hôi ở lòng bàn tay. Mức độ tiết mồ hôi của cơ thể phụ thuộc vào mức độ căng thẳng mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, ở một số người sẽ đổ mồ hôi rất nhiều và không liên quan gì đến mức độ căng thẳng mà họ gặp phải.
Stress là tình trạng mà hầu hết mọi người đều gặp phải và trải qua ở bất kỳ thời điểm nào. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khía cạnh khác nhau với sức khỏe. Vì vậy, với hàng loạt các dấu hiệu nhận biết, bạn nên quan tâm và để ý để khi gặp phải có thể nhận biết tình trạng mà bạn đang gặp phải là gì để tìm cách xử lý.
Trên đây là những thông tin, chia sẻ về các dấu hiệu stress thường gặp. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích và cách nhận biết bệnh stress. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.