Tất tật những điều bạn cần biết về bệnh Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Nó để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho cả người bệnh và gia đình khi bệnh nhân không được chữa trị kịp thời. Vậy để hiểu hơn về bệnh tâm thần phân liệt hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt

1. Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần phân liệt với tên tiếng Anh là Schizophrenia - một bệnh tâm thần nghiêm trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, tính cách và hành vi của con người. Nó là sự kết hợp của ảo giác, ảo tưởng, suy nghĩ và hành vi rối loạn.

Nếu mắc bệnh này người bệnh sẽ bị suy giảm hoạt động hàng ngày, có thể kéo dài dai dẳng và gây nên tàn phế.

Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc của bệnh tâm thần phân liệt là khoảng 1%, ở Mỹ dao động trong khoảng 0,25 - 0,64%. Ở nam và nữ thì tỷ lệ này có sự khác nhau, bệnh thường gặp ở  gặp ở những người độc thân và những người gặp khó khăn về kinh tế ở thành thị.

2. Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là bệnh về thần kinh, do đó nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau nhưng đa số là các biểu hiện dưới đây: 

  • Ảo tưởng: Người bệnh thường xuất hiện những niềm tin xa vời với thực tế. Ví dụ, Bạn nghĩ bạn có siêu năng lực, có người muốn làm hại bạn, tin tưởng vào các hiện tượng phy thực tế. Ảo tưởng là triệu chứng mà đa số những người tâm thần phân liệt đều mắc phải.
  • Ảo giác: Biểu hiện của nó là người bệnh có thể nhìn thấy nghe thấy người hoặc đồ vật không xuất hiện ở đó hoặc những thứ không có thật. Ảo giác mà người bệnh hay gặp nhất đó là nghe thấy âm thanh kỳ lạ không có thật.
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Người bệnh thường nói ra những câu nói thiếu tổ chức không có ý nghĩa và người nghe không thể hiểu được. Do hệ thống thần kinh của họ không được bình thường do đó câu nói của họ được không được sắp xếp và có trật tự.
  • Hành vi quá đáng, bất bình thường: Người bệnh có thể thực hiện các hành vi hành động không phù hợp, đúng đắn. Biểu hiện của nó là nhẹ thì là sự ngốc nghếch như trẻ nhỏ còn nặng thì sẽ có những biểu hiện kích động như ném đồ đạc, tấn công. Người bệnh có thể thực hiện các hành vi hành động không phù hợp, đúng đắn. 
  • Các triệu chứng tiêu cực: Người bệnh sẽ không thực hiện những hoạt động như bình thường. Ví dụ, bệnh nhân có thể bỏ qua việc vệ sinh cá nhân hoặc vô cảm (không giao tiếp bằng mắt, nét mặt và giọng nói giữ nguyên không thay đổi). Ngoài ra, sẽ là thu mình lại không giao tiếp quan hệ với bên ngoài.
Hành vi bất thường
Hành vi bất thường

Tùy theo thời gian và từng đối tượng mà các triệu chứng sẽ có sự khác nhau về loại và mức độ nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt mà bạn nên biết. 

3.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đó là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, hóa học não và các tác động tiêu cực của môi trường dẫn đến sự phát triển của chứng rối loạn này.

Một số chất dẫn truyền thần kinh như là dopamine và glutamate khi gặp các vấn đề sẽ tăng nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt. 

3.2. Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố rủi ro của bệnh tâm thần phân liệt được liệt kê dưới đây:

Di truyền

  • Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt cũng có thể do tính chất gia đình. Di truyền đóng một nhân tố quan trọng - nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn khoảng 6 lần nếu bạn có một người thân, ví dụ như cha mẹ hoặc anh chị em trong nhà bị mắc chứng bệnh này.

Môi trường

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tương tác giữa yếu tố di truyền và các ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt. 
  • Một số tác động tiêu cực của môi trường như sống trong nghèo đói, áp lực công việc, áp lực học hành từ bố mẹ, hoặc không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sau khi sinh. 

Cấu trúc và chức năng của não

  • Sự khác biệt giữa cấu trúc và chức năng hay khả năng tương tác giữa các chất truyền thần kinh thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân biệt đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra. 
  • Ví dụ, một số người khi sinh ra đã có sự khác biệt về sự kết nối giữa não và mạch não. Tuổi dậy thì xuất hiện những thay đổi về não nếu gặp những căng thẳng sẽ là cơ hội cho bệnh tâm thần phát triển.

Sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng thuốc có thể dẫn đến thay đổi tâm trí ở tuổi dậy thì và làm tăng khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt. 
  • Cần sa là thuốc ngày càng nhiều xuất hiện các bằng chứng gây ra loạn thần và ảo giác. Đối tượng càng trẻ và càng dùng thường xuyên, khả năng mắc bệnh càng cao.
Di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt
Di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt

4. Tác hại của bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh nhân nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả, lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng con người. Một số biến chứng có thể xảy ra là:

  • Có ý định tự tử, tự tử và cố gắng để tự tử.
  • Mất ngủ, lo âu và xuất hiện tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Hay uống rượu bia và các chất có hại cho sức khỏe. 
  • Mất khả năng làm việc bình thường như đi làm và đi học, tài chính bị ảnh hưởng dẫn đến bệnh vô gia cư.
  • Xuất hiện các vấn đề về sức khỏe và bị cách ly với xã hội.
  • Hành hung gây thương tổn, tuy nhiên tỷ lệ gặp ít.

5. Khám bệnh tâm thần phân liệt

Bác sĩ sẽ tiến hành khám và chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cho bệnh nhân dựa vào các phương pháp dưới đây:

  • Khám sức khỏe. Thông qua khám bệnh, bác sĩ có thể loại trừ các yếu tố khác có thể gây ra các triệu chứng và những biến chứng liên quan sẽ được kiểm tra.
  • Kiểm tra và sàng lọc. Phương pháp này bao gồm các xét nghiệm để xem người bệnh có sử dụng các chất kích thích thần kinh như rượu và ma túy không. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI hoặc CT. 
  • Đánh giá tâm thần. Các bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, dáng vẻ, cách trả lời câu hỏi, suy nghĩ và hành động của bệnh nhân. Chúng cũng bao gồm các cuộc thảo luận về tiền sử gia đình bệnh nhân.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Các tiêu chí trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM - 5) có thể được bác sĩ dùng để chẩn đoán bệnh.
Mọi người nên đi khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh
Mọi người nên đi khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh

6. Các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài có sự phối hợp giữa bác sĩ, bệnh nhân, gia đình và cộng đồng để đảm bảo kết quả được tối ưu nhất. Dưới đây là các thông tin cần thiết về phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.

6.1. Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi được không?

Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn. Các chuyên gia khuyên rằng nên điều trị bệnh có sự kết hợp giữa dùng thuốc và các liệu pháp tâm lý để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. 

Sự quan tâm và giúp đỡ của người nhà đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu gia đình phát hiện người thân trong nhà mình có bất cứ biểu hiện lạ nào nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị sớm.

Quản lý, nhắc nhở người thân sử dụng thuốc một cách đúng giờ đều, đủ liều lượng đặn tránh tình trạng quên, bỏ thuốc. Không vì sợ thuốc không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân mà người nhà tự ý bỏ thuốc, cắt giảm liều.

6.2. Tâm lý trị liệu bệnh tâm thần phân liệt

Tâm lý trị liệu, phương pháp chữa bệnh tâm thần hiện đại bằng cách trò chuyện. Thông qua nó bạn sẽ hiểu được các triệu chứng của bệnh nhân và kiểm soát được nó. Việc sử dụng các phương pháp phù hợp kết hợp với sự giúp đỡ tận tâm của người thân sẽ giúp cho bệnh nhân có được cuộc sống ổn định hơn.

Liệu pháp tâm lý cá nhân: Trong quá trình điều trị bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn bệnh nhân những cách để chống lại những suy nghĩ và hành vi của mình.  Thông qua đó bệnh nhân sẽ hiểu thêm được về bệnh của mình, phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Từ đó, có thể giúp họ điểu chỉnh cân bằng cuộc sống của mình. 

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Phương pháp này sẽ điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Bác sĩ trị liệu sẽ dạy cho bệnh nhân phương pháp đối phó khi xuất hiện ảo giác. Nhờ phối hợp điều trị bằng CBT và thuốc mà bệnh nhân sẽ nhận thức được điều gì dẫn đến các đợt loạn thần và ngăn không cho chúng xuất hiện.

Liệu pháp nâng cao nhận thức (CET): Phương pháp này chỉ cho bệnh nhân xác định dễ dàng hơn các yếu tố kích hoạt nguy cơ, góp phần cải thiện trí nhớ, sắp xếp lại suy nghĩ. 

Tâm lý trị liệu tâm thần phân liệt
Tâm lý trị liệu tâm thần phân liệt

6.3. Các loại liệu pháp tâm lý xã hội

Bệnh nhân bị mắc tâm thần phân liệt sau các buổi trị liệu tâm lý đã dần dần cải thiện và ổn định muốn hòa nhập với cộng đồng. Khi đó họ cần sự hỗ trợ từ cộng đồng để có thể trở thành một phần của xã hội. Từ đó mà các liệu pháp tâm lý xã hội xuất hiện.

Đào tạo kỹ năng xã hội

  • Kỹ năng này sẽ giúp cho bệnh nhân tăng được khả năng tập trung và giao tiếp tương tác với mọi người.  

Phục hồi chức năng

  • Thông thường bệnh nhân phát triển bệnh trong giai đoạn đang gây dựng sự nghiệp. Do đó việc tư vấn về công việc, hỗ trợ bệnh nhân giải quyết các khó khăn về tài chính là những việc cần làm. 

Giáo dục gia đình

  • Thông qua các cuộc nghiên cứu các nhà khoa học chỉ ra rằng bệnh nhân sẽ cải thiện rất lớn khi nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ người thân trong gia đình. Còn những người bị gia đình bỏ rơi sẽ khó ổn định lại hơn.

Các nhóm tự lực

  • Nên khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các chương trình chăm sóc và tiếp cận cộng đồng để dễ dàng hơn trong việc cải thiện các kỹ năng xã hội của họ. 
  • Bạn nên khuyến khích người thân của mình tham gia vào các chương trình chăm sóc và tiếp cận cộng đồng để tiếp tục phát huy các kỹ năng xã hội của họ.

Chăm sóc phối hợp chuyên khoa (CSC)

  • Phương pháp này áp dụng cho những người lần đầu tiên mắc bệnh. Bao gồm sự kết hợp của thuốc và điều trị tâm lý. 
  • Mục đích là để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, nhằm thay đổi hướng và tiên lượng bệnh.  Các nhà khoa học chỉ ra rằng những bệnh nhân được điều trị càng sớm và chuyên sâu sẽ đem lại kết quả dài lâu hơn.

Điều trị cộng đồng thông qua thách thức (ACT)

  • Phương pháp này giúp bệnh nhân được đào tạo và huấn luyện để có thể vượt qua được các thách thức hàng ngày. Các chuyên gia ACT hỗ trợ bệnh nhân chủ động trong giải quyết tình huống và chống lại khủng hoảng.

Liệu pháp phục hồi xã hội

  • Phương pháp này giúp bệnh nhân xây dựng được mục tiêu lấy lại được lạc quan và sự tích cực về bản thân mình. 
Các loại liệu pháp tâm lý xã hội
Các loại liệu pháp tâm lý xã hội

6.4. Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân tâm thần phân liệt đa số sẽ khó phục hồi hiệu quả các chức năng nếu không có sự hỗ trợ điều trị phù hợp bằng thuốc chống loạn thần. 

Các thuốc tây y thường được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt như:  Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai, thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên., thuốc chống loạn thần tiêm tác dụng kéo dài,...

Tuy nhiên, do việc sử dụng thuốc tây y thường xuất hiện các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Vì vậy, việc kết hợp điều trị các thuốc đông y với các thuốc tây y đang được sử dụng phổ biến do đem lại hiệu quả tốt.

  • Bài thuốc từ cây mã đề: Cây mã đề được biết đến là có nhiều công dụng chữa các bệnh, thanh nhiệt, giải độc và có tác dụng hiệu quả khi điều trị tâm thần khi kết hợp với táo nhân, ngân hoa và cam thảo.
  • Bài thuốc từ củ nghệ: Tinh chất curcumin trong nghệ là một tác nhân có tác dụng chống viêm chống oxy hóa hiệu quả do đó nó có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh rất tốt.
  • Bài thuốc từ hạt điều: Tryptophan là một chất có nhiều trong hạt điều nó có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra nhiều hormone serotonin - một chất có tác dụng cải thiện tâm trạng, hạn chế u uất, ăn ngon ngủ ngon. 

6.5. Chữa bệnh tâm thần phân liệt tại nhà

Những người tâm thần phân liệt thường có các thói quen không tốt ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe. Ví dụ như ăn uống không đảm bảo, lười vận động, thức khuya.

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên làm theo các hướng dẫn dưới đây khi điều trị tại nhà:

  • Luyện tập các bài tập thư giãn (các bài tập thể dục cho não, tập yoga).
  • Nghiên cứu, tìm tòi các sở thích cá nhân.
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nấu ăn trò chuyện với gia đình.
  • Tham dự một nhóm hỗ trợ.
  • Sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ đều đặn, đúng đủ liều.

7. Phòng tránh bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt có thể phòng tránh được bằng các cách dưới đây:

  • Sống trong môi trường lạnh mạnh, hạn chế tối đa các sang chấn tâm lý.
  • Cần tránh các cuộc xung đột và mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè và công việc. Cha mẹ không nên áp đặt và bắt con học nhiều quá, tạo gánh nặng cho con cái.
  • Xây dựng tình đoàn kết, giao lưu học hỏi, tạo môi trường tích cực.
  • Đối với những người đang trong tình trạng đau khổ dằn vặt, cần an ủi động viên giúp đỡ họ vượt qua khó khăn.
  • Thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không thức khuya quá.
  • Đối với bệnh nhân mới mắc cần điều trị ngay, và kịp thời. Người mắc bệnh lâu năm cần tích cực sử dụng thuốc phối hợp với các biện pháp tâm lý trị liệu để tăng cường hiệu quả.
Phòng bệnh tâm thần phân liệt
Phòng bệnh tâm thần phân liệt

Trên đây là các thông tin về bệnh Tâm thần phân liệt, hy vọng qua bài viết trên mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Oanh Lê chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Oanh Le

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn