Rối loạn lo âu lan tỏa là một chứng bệnh lý về tâm thần được đặc trưng bởi tâm trạng lo lắng thái quá của người bệnh trước bất kỳ tình huống nào xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Vậy bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh gì, có chữa khỏi được không? Bài viết xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản nhất về bệnh.
1. Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa lan tỏa là gì?
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa (tiếng Anh là generalized anxiety disorder) là một bệnh tâm lý của con người. Khi mắc chứng bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, người bệnh thường có xu hướng bị ám ảnh và sinh ra tâm lý lo sợ trước mọi sự việc diễn ra hàng ngày.
Bệnh được gọi là rối loạn lo âu lan tỏa là bởi vì người mắc bệnh luôn giữ tâm trạng lo lắng và lặp lại nhiều lần, dai dẳng mà không hề tập trung hay hệ thống hóa vào bất kỳ sự kiện nào.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những căn bệnh phổ biến và có tỉ lệ gia tăng cao nhất qua các năm ở Hoa Kỳ (tỷ lệ người trên 18 tuổi mắc căn bệnh này là 3,1%). Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng có tỉ lệ tương đối cao là: Úc, Ý, Canada, Đài Loan,...
Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa ngày càng gia tăng trong các năm gần đây. Đồng thời theo thống kê của bộ y tế Việt Nam, độ tuổi người mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa, tập trung từ 30 - 50 tuổi là chủ yếu.
2. Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh tâm thần khá nguy hiểm vì thế người mắc bệnh cần được chẩn đoán phát hiện và chăm sóc, điều trị chu đáo để hiệu quả phục hồi được tối đa.
Tuy nhiên, bạn đọc cần phải tìm hiểu để phân biệt giữa rối loạn lo âu lan tỏa và lo âu thông thường. Biểu hiện cơ bản nhất của lo âu thông thường là chứng lo lắng tập trung vào sự kiện, tình huống nhất định cụ thể. Khi sự kiện được làm sáng tỏ hay đã tìm ra phương án giải quyết, cảm giác lo âu sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn.
Trong khi đó, rối loạn lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, bất an thường trực, dai dẳng và không hề tập trung vào một sự việc, tình huống đặc biệt, cụ thể nào.
Ngoài ra, bệnh còn được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Sợ hãi, luôn thiếu cảm giác an toàn
- Luôn tưởng tượng ra các trường hợp và kết quả tồi tệ của mọi tình huống
- Thường xuyên căng thẳng, hồi hộp, cáu gắt, tâm trạng bất an
- Thường xuyên bị phân tán tư tưởng, tâm trí bởi mọi sự kiện. Rất khó để bệnh nhân tập trung hoàn toàn vào công việc xác định
- Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực đánh
- Run tay, khó thở, ra nhiều mồ hôi
- Thường xuyên bị căng cứng cơ dẫn đến đau đớn và mệt mỏi, mất ngủ
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh
Rối loạn lo âu lan tỏa là chứng bệnh nguy hiểm và có ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống và sinh hoạt của người mắc bệnh. Tuy nhiên hiện nay chưa có thông tin cụ thể và rõ ràng chỉ ra nguyên nhân chính xác khiến người bình thường mắc bệnh.
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh được đưa ra sau đây được cho là các vấn đề chủ yếu:
- Yếu tố gia đình. Nếu gia đình của bạn có những người trong dòng họ được chẩn đoán là mắc các bệnh lý về tâm thần thì nguy cơ di truyền cũng là yếu tố nguy cơ (đặc biệt là họ gần trong ba đời).
- Nồng độ các hóa chất trong não bộ có sự bất thường đáng kể. Các hóa chất này xuất hiện trong não người sẽ gây ức chế thần kinh và khiến cho người bệnh mắc các chứng rối loạn về tâm thần.
- Do áp lực từ các vấn đề xảy ra trong cuộc sống và công việc: Các mối quan hệ, công việc, gia đình,... đều có những áp lực và căng thẳng nhất định tác động tới thần kinh của con người.
- Những người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng ứng xử trước các sự kiện trong cuộc sống hiện đại. Do vậy, họ dễ bị căng thẳng, áp lực dẫn đến lo âu trước các vấn đề khó khăn xảy ra với họ.
- Do vấn đề tổn thương tinh thần của bản thân người bệnh: Có thể do chính người bệnh bị các tổn thương tinh thần từ ngày còn nhỏ, ví dụ như gia đình không hạnh phúc, bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần trong quá khứ,...
4. Cách phòng tránh bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa không phải chứng bệnh bẩm sinh cho nên chúng ta có thể kiểm soát và hạn chế các nguy cơ gây ra bệnh bằng các phương pháp sau đây:
- Sắp xếp công việc, lập kế hoạch cho các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày để dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh nhịp điệu cuộc sống.
- Có biện pháp và cách thức để thư giãn bản thân, tránh làm việc và học tập quá sức dẫn đến vấn đề căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống: đi gặp gỡ bạn bè, gia đình, đi dã ngoại, cắm trại, ăn uống,...
- Dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Giữ cho cơ thể ở trạng thái vận động thường xuyên là cách đơn giản nhất để tự sản xuất ra hormone hạnh phúc, giúp giảm thiểu đáng kể các căng thẳng, lo toan trong công việc.
- Ăn uống và sinh hoạt cân bằng, lành mạnh. Thực hiện việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, cần đảm bảo cho sức khỏe thể chất tốt, cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Không lạm dụng các hóa chất, sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
5. Tác hại của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Trạng thái lo âu căng thẳng là một điều khá là phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đôi khi đối mặt với các sự việc trong cuộc sống chúng ta có thể gặp phải tình huống lo lắng và căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu là căng thẳng sinh lý bình thường thì hoàn toàn không gây hại đến cho sức khỏe. Bởi vì con người có khả năng tự cân bằng trước các lo âu bất thường.
Còn đối với trạng thái rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài dai dẳng, trường kỳ, cơ thể người mắc bệnh sẽ bị suy nhược, mệt mỏi. Hậu quả là làm tình trạng các bệnh lý mạn tính có sẵn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Sau đây là một số tác hại do chứng bệnh rối loạn lo âu lan tỏa gây ra:
- Tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý mạn tính có sẵn của người bệnh.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm mạch, tiết niệu và hô hấp, đột quỵ,...
- Giấc ngủ không đảm bảo, mắc các chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ giật mình, ngủ không sâu giấc,...
- Rối loạn hệ thống tiêu hóa trong cơ thể, đầy bụng, khó tiêu, nôn khan.
- Trạng thái tinh thần suy kiệt, mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ nhiễm khuẩn, mắc các bệnh do thay đổi thời tiết hay môi trường…
6. Khám bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường luôn biểu hiện các triệu chứng toàn cơ thể, các dấu hiệu này thường khó phân biệt với các bệnh toàn thân khác.
Chính bởi vì bệnh không có các triệu chứng đặc trưng nhất để phân biệt, nên khi chẩn đoán mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, trước tiên bác sĩ thường xem xét các vấn đề về tiền sử mắc bệnh lý tâm thần của gia đình, xác định các sự kiện xảy ra trong đời sống tinh thần của người khám bệnh và đồng thời căn cứ cả vào các dấu hiệu toàn thân mà họ gặp phải.
Rối loạn lo âu lan tỏa thường được chẩn đoán sau khi xác định bệnh nhân có biểu hiện thường xuyên lặp lại và kéo dài từ nhiều tháng trở lên.
7. Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nếu không được chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời thì có thể sẽ mang lại hậu quả khó tưởng tượng đối với bệnh nhân và gia đình.
Nếu tiên lượng xấu, người bệnh còn có thể thường xuyên suy nghĩ đến hành vi tự sát, thậm chí bắt tay là thực hiện việc “tự giải thoát” bản thân bởi cách làm tổn thương thân thể.
7.1. Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có chữa khỏi được không?
Khó khăn lớn nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định rõ ràng, cụ thể và chính xác. Ngoài ra, đây còn là một bệnh tâm lý diễn biến thất thường và khó kiểm soát.
Chính vì vậy, việc điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là một việc khá khó khăn và cần được tập trung, kiên trì trong cả quá trình. Việc chữa bệnh phụ thuốc rất lớn và yếu tố môi trường cho người bệnh. Có nghĩa là, các sự kiện và con người xung quanh người bệnh cũng cần được chú ý để mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình điều trị.
Bài viết sẽ giới thiệu đến quý độc giả một số phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa phổ biến nhất hiện nay.
7.2. Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Cũng như điều trị rối loạn lo âu nói chung, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương pháp và phác đồ điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa thường dùng gồm:
Liệu pháp tâm lý trị liệu
- Đây là liệu pháp được áp dụng đối với bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những lựa chọn ban đầu khi mới được chẩn đoán.
Điều trị bằng thuốc
- Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh tâm lý phức tạp và chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Chính vì vậy, khi điều trị bệnh, các bác sĩ thường sử dụng các thuốc có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
- Các thuốc điều trị có tác động trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương của con người, cho nên khi sử dụng các nhóm thuốc này, bệnh nhân không được sử dụng liên tục, thường xuyên trong thời gian dài.
Thay đổi lối sống
- Đây là phương pháp hỗ trợ tốt cho việc giảm lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao sức đề kháng, giúp tinh thần vững vàng hơn giúp tránh tối đa việc tổn thương tâm lý.
Liệu pháp Đông y, thảo dược
- Khi sử dụng thuốc hóa dược để điều trị các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa trong thời gian dài, cơ thể bệnh nhân có thể mắc các tình trạng nhờn thuốc, thuốc giảm tác dụng và một số tác dụng phụ khác do thuốc tây.
- Chính vì vậy mà các bác sĩ thường không kê cho bệnh nhân uống thuốc tây trong thời gian kéo dài mà đan xen vào những đợt điều trị hóa chất là việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh.
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nếu không được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cả người bệnh và mọi người xung quanh. Vì vậy, khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh xuất hiện các triệu chứng đã nêu trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác về tình trạng của bạn thân.
Hy vọng với những thông tin cơ bản nhất cung cấp trên đây, quý bạn đọc có thể có cái nhìn riêng về căn bệnh này và xây dựng cho mình lối sống tích cực, lành mạnh để tránh mắc căn bệnh này. Chúc bạn một ngày tốt lành.