Tác hại của stress

Stress là một bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, các tác hại của stress vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Stress không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần mà còn gây ra các vấn đề về sức khỏe và hành vi. Để hiểu rõ hơn về các tác hại của stress chúng ta tham khảo bài biết dưới đây nhé. 

Mục lục [ Ẩn ]

 

Tác hại của stress
Tác hại của stress

1. Tác hại của stress đối với sức khỏe

Khi bị stress  cơ thể sẽ sinh ra các kích thích để chống lại như khi bạn chống lại với các mối đe dọa hoặc nguy hiểm trong cuộc sống. Phản ứng này được gọi là fight-or-flight response (chiến đấu hay bỏ chạy).

Khi đó, các hormone như adrenalin và cortisol sẽ được tăng cường. Quá trình trên dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim, làm chậm lại quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. 

Stress cũng làm xuất hiện một số thói quen không lành mạnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Ví dụ, khi gặp tình trạng căng thẳng trong cuộc sống nhiều người thường chọn cách ăn thật nhiều để giải tỏa khiến cơ thể thừa cân béo phì. Vậy nên, nếu stress kéo dài cơ thể sẽ gặp rất nhiều ảnh hưởng có hại.

>> Xem thêm: Các dấu hiệu stress thường gặp

1.1. Ảnh hưởng của stress gây bệnh tim

Stress có thể là một trong những nguy cơ trực tiếp gây nên tình trạng tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu, giải phóng cholesterol và chất béo triglyceride. 

Ngoài ra, khi căng thẳng bệnh nhân cũng dễ gây béo phì và kích thích hút thuốc nhiều hơn. Điều này gián tiếp gây ra nguy cơ bị mắc các bệnh về tim.

Bác sĩ chỉ ra rằng khi thay đổi cảm xúc quá đột ngột cũng dễ gây ra các vấn đề về tim, bao gồm các cơn đau tim. Do đó, những người đang mắc bệnh về tim đặc biệt là bệnh tim mạn tính cần biết cách điều chỉnh cảm xúc tránh các căng thẳng cực độ.

Ảnh hưởng của stress gây bệnh tim
Ảnh hưởng của stress gây bệnh tim

1.2. Hen suyễn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress sẽ khiến cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí có bằng chứng cho thấy nếu bố mẹ có mắc căng thẳng mãn tính thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Một nghiên cứu thực hiện khảo sát việc mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em dựa trên mức độ stress của bố mẹ trong cùng các điều kiện thì tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn ở bố mẹ thường xuyên căng thẳng cao hơn rất nhiều. 

1.3. Béo phì

Khi mắc stress người bệnh thường có xu hướng ăn nhiều để giải tỏa căng thẳng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh béo phì. 

Stress khiến lượng mỡ thừa tích tụ nhiều ở vùng bụng. Trong khi đó, thì mỡ thừa ở bụng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn mỡ ở các vùng khác.

Tình trạng stress sẽ làm cơ thể sản xuất ra nhiều hormone cortisol hơn bình thường và nó cũng thường được trữ lượng ở vùng bụng.

1.4. Đái tháo đường

Tác hại của stress làm cho bệnh đái tháo đường trở nên nặng hơn theo hai chiều hướng:

  • Thứ nhất là căng thẳng khiến bạn tạo ra các thói quen xấu, ví dụ như ăn uống rất nhiều và không kiểm soát.
  • Thứ hai, tình trạng stress dẫn đến tăngnồng độ glucose ở những người đang mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

1.5. Đau đầu

Stress là là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau đầu. Không những thế nếu stress lâu ngày, đầu óc căng thẳng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu.

Đau đầu
Đau đầu

1.6. Ảnh hưởng của stress đến tâm lý gây trầm cảm và lo âu

Nếu thường xuyên bị căng thẳng hay căng thẳng mãn tính thì bạn sẽ có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu. 

Một khảo sát mới đây được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị stress do áp lực công việc và những căng thẳng trong cuộc sống sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh stress cao hơn 80% những người bình thường. 

1.7. Các vấn đề về đường tiêu hóa

Tuy là stress không phải là nguyên nhân gây ra các vết loét ở đường tiêu hóa nhưng nó sẽ làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược dạ dày -  thực quản...

1.8. Bệnh Alzheimer

Khi tiến hành nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng căng thẳng sẽ làm cho tình trạng bệnh Alzheimer trầm trọng hơn và khiến cho các tổn thương ở não nhanh chóng xuất hiện.

Và các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc giảm căng thẳng sẽ làm chậm các quá trình của bệnh này.

1.9. Lão hóa sớm

Thực tế đã chứng minh rằng khi mắc bệnh stress nó sẽ tác động đến tình trạng lão hóa của bạn. Và có sự liên kết giữa stress và việc bạn trông giống bao nhiêu tuổi. 

Tiến hành nghiên cứu so sánh ADN của những người mẹ mà mắc bệnh căng thẳng lâu ngày với những phụ nữ bình thường. Các nhà khoa học đã phát hiện là có một vùng đặc biệt trên bộ nhiễm sắc thể khiến cho quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn. 

Thông thường thì stress sẽ khiến cho tốc độ lão hóa tăng nhanh thêm từ 9 đến 17 năm so với bình thường.

 Lão hóa sớm
 Lão hóa sớm

1.10. Tác hại của stress làm giảm tuổi thọ

Tiến hành nghiên cứu tác hại của stress đối với việc giảm tuổi thọ dựa trên việc quan sát những người già phải thực hiện chăm sóc chồng/vợ của họ. Thông qua đó, những người này sẽ phải chịu những căng thẳng nhất định  từ việc chăm sóc người thân.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra là những người phải chăm sóc người khác có tỷ lệ tử vong nhiều hơn khoảng 63% so với những người cùng độ tuổi nhưng sống tự do không phải chăm sóc ai.

2. Tác hại của stress đối với công việc

Stress không chỉ ảnh hưởng đối với sức khỏe mà ngay cả công việc cũng chịu những ảnh hưởng rất lớn. 

Nghiêm trọng hơn đó là stress không chỉ tác động đến một cá nhân. Khi căng thẳng kéo dài nó còn gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức, đồng nghiệp và người quản lý lao động.

2.1. Tác hại của stress đối với cá nhân người lao động

Khi mắc stress, người bệnh sẽ bị giảm khả năng tập trung, gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định. 

Thậm chí, một số người phải nghỉ việc do tinh thần bị suy giảm quá mức. Và đây không phải tình trạng hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại. Một số người nặng hơn, bị căng thẳng kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu là rất cao.

Tác hại của stress đối với cá nhân người lao động
Tác hại của stress đối với cá nhân người lao động

2.2. Tác hại của stress đối với tổ chức và những người xung quanh

Stress không những gây ra các ảnh hưởng đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp đến mọi người xung quanh. Mọi người phải đối mặt với tình trạng tiêu cực và hiệu quả lao động giảm sút. 

Ngoài ra thì sự căng thẳng mệt mỏi có thể lây lan ra mọi người xung quanh khi người stress bị đuổi việc.

Điều này ảnh hưởng đến cả tổ chức quản lý lao động, do năng suất lao động bị giảm ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh công ty.

3. Cách phòng chống stress trong cuộc sống

Trước những tác hại của stress được liệt kê trên, chúng ta cần phải cố gắng điều chỉnh, tiết chế cảm xúc sao cho tránh được căng thẳng.

Dưới đây là các cách phòng chống stress hiệu quả mà bạn nên áp dụng:

  • Luôn luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Lên kế hoạch sắp xếp công việc, học tập và thời gian vui chơi giải trí hợp lý.
  • Cố gắng duy trì các mối quan hệ một cách tốt đẹp.
  • Đưa ra các mục tiêu rõ ràng, thực tế.
  • Luôn phải ngủ đủ giấc.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...
  • Có các thời gian thư giãn trong ngày: nghe nhạc, xem phim, đọc sách,...

Trên đây là những thông tin về tác hại stress. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hay hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Oanh Lê chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Oanh Le

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn