Bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ ở người lớn hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở người lớn đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Vậy làm thế nào để biết một người trưởng thành có bị bệnh tự kỷ và những chẩn đoán bệnh tự kỷ của người lớn thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh tự kỷ ở người lớn
Bệnh tự kỷ ở người lớn

1. Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?

Bệnh tự kỷ hay Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, các nhóm kinh tế xã hội. 

Thông thường, các dạng ASD đều được chẩn đoán vào thời kỳ khoảng 2 năm đầu đời, nhưng do một số nguyên nhân một số người không được chẩn đoán và chỉ phát hiện bệnh vào những năm sau khi đã trưởng thành.

Bệnh tự kỷ ở người lớn được phát hiện do những yếu tố khác tác động vào làm các triệu chứng bệnh xuất hiện rõ ràng hơn và dễ dàng cho quá trình chẩn đoán hơn, lúc này những người mắc bệnh được coi là mắc bệnh tự kỷ ở người lớn hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở người lớn.

2. Dấu hiệu bệnh tự kỷ người lớn

Nhiều người có thể bị mắc bệnh từ khi còn nhỏ nhưng do các dấu hiệu bệnh không được rõ ràng, khi trưởng thành, do một số tác động thì các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện rõ ràng hơn ở nhiều phương diện, giúp nhiều người lý giải được những khác biệt giữa mình và người xung quanh. Một số dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn gồm:

Thách thức giao tiếp

  • Bạn gặp khó khăn khi đọc các tín hiệu xã hội.
  • Bạn khó tham gia vào các cuộc nói chuyện tập thể.
  • Gặp khó khăn khi xảy ra các vấn đề liên quan đến suy nghĩ hoặc cảm xúc của người khác.
  • Bạn không thể đọc các ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của người khác.
  • Bạn luôn sử dụng các mẫu câu nói đều đều, đơn điệu hoặc cứng ngắc, không truyền đạt được cảm xúc của bạn.
  • Bạn thích sử dụng các từ và cụm từ mà do bạn tự phát minh.
  • Bạn không thích giao tiếp hoặc nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện với họ.
  • Bạn luôn nói chuyện theo cùng một kiểu và cùng một giọng điệu cho dù bạn đang ở nhà, trường học hay nơi làm việc.
  • Bạn nói nhiều về một hoặc hai chủ để mà bạn yêu thích.
  • Khó để một ai đó có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với bạn.
Dấu hiệu trong giao tiếp khi người lớn bị tự kỷ
Dấu hiệu trong giao tiếp khi người lớn bị tự kỷ

Các dấu hiệu về cảm xúc và hành vi

  • Bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và phản ứng của mình với chúng.
  • Những thay đổi trong thói quen và kỳ vọng gây ra sự bùng phát hoặc suy sụp trong bạn.
  • Khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra bạn sẽ phản ứng bằng một cảm xúc bất ổn.
  • Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi mọi thứ của bạn bị di chuyển hay sắp xếp lại.
  • Bạn thường gây ồn ào ở những nơi cần sự yên tĩnh.

Các dấu hiệu khác

  • Bạn quan tâm sâu sắc tới một vấn đề và am hiểu về một lĩnh vực cụ thể mà bạn quan tâm (như giai đoạn lịch sử, bộ sách, phim,...)
  • Bạn rất thông minh trong 1 hoặc 2 lĩnh vực học thuật, nhưng lại gặp khó khăn để có thể làm tốt được các lĩnh vực khác.
  • Bạn bị quá mẫn cảm hoặc suy giảm độ nhạy cảm của các giác quan (như đau âm thanh, xúc giác hoặc khứu giác).
  • Bạn thấy bản thân mình thật vụng về và gặp khó khăn trong việc phối hợp.
  • Bạn thích làm việc và giải trí cho bản thân hơn là cho người khác.
  • Người khác coi bạn là người lập dị hoặc học thuật.

Tự kỷ ở phụ nữ và nam giới có khác nhau không?

Bệnh tự kỷ ở người lớnđôi có thể có các triệu chứng khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ tự kỷ có thể trầm lặng hơn và đối phó với các tình huống xã hội tốt hơn nam giới mắc chứng tự kỷ. Do đó, việc chẩn đoán bệnh ở phụ nữ sẽ khó khăn hơn so với nam giới.

>>> Xem thêm bài viết: Trẻ tự kỷ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh tự kỷ người lớn

Với sự phức tạp của bệnh tự kỷ, các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn, cũng như mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó, nguyên nhân gây bệnh cũng rất phức tạp và chưa xác định chính xác được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh tự kỷ người lớn là gì.

Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ và chuyên gia thì các yếu tố liên quan như di truyền, môi trường sống,... là những yếu tố nguy cơ chính khiến một người lớn mắc chứng tự kỷ ngay từ nhỏ mà không được phát hiện hay mắc bệnh khi đã thành niên.

Di truyền và môi trường là 2 yếu tố chính gây tự kỷ ở người lớn
Di truyền và môi trường là 2 yếu tố chính gây tự kỷ ở người lớn

Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tự kỷ có xu hướng gia đình, những thay đổi trong một số gen nhất định làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ. Nếu cha hoặc mẹ mang một hoặc nhiều thay đổi gen này thì có thể được truyền cho con cái cho dù bố mẹ không mắc chứng tự kỷ.

Ngoài ra, những gia đình có tiền sử người thân mắc chứng tự kỷ thì khả năng trẻ sinh ra mắc chứng tự kỷ cao hơn những đứa trẻ khác.

Yếu tố môi trường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường cũng là một yếu tố làm tăng hoặc giảm khả năng mắc chứng bệnh này như:

Tăng nguy cơ: Tuổi bố mẹ cao, các biến chứng khi mang thai và khi sinh (sinh non, sinh con nhẹ cân, đa thai,...), mang thai liên tục (thai cách nhau chưa quá 1 năm),...

Ngoài ra, những nguyên nhân dẫn đến khả năng mắc đến tình trạng mắc bệnh sau khi đã trưởng thành như:

  • Trải qua một chấn thương tâm lý nặng nề hay tổn thương đến não.
  • Nạn nhân của các cuộc bạo hành gia đình hay học đường.
  • Bị thiếu thốn tình cảm.
  • Tỷ lệ nam mắc bệnh tự kỷ nhiều hơn nữ.
  • ...

Từ những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh, người ta cho rằng không có cách nào ngăn ngừa rối loạn tự kỷ ở người lớn vì có thể là mắc bệnh tự khi còn bé. 

Vì vậy, việc chẩn đoán và các can thiệp sớm rất quan trọng hay giáo dục đúng cách, sẽ làm giảm thiểu khả năng mắc bệnh tự kỷ khi lớn hay giúp người bệnh làm nhẹ bớt triệu chứng của bệnh, tránh gây ra các tác dụng không mong muốn nặng nề đối với chính người bệnh, gia đình hay những mối quan hệ xung quanh.

4. Tác hại của bệnh tự kỷ ở người lớn

Một số ít người lớn mắc chứng tự kỷ có thể tiếp tục cuộc sống hoặc làm việc độc lập. Tuy nhiên, phần nhiều là người lớn mắc chứng tự kỷ cần được hỗ trợ hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp điều trị suốt cuộc đời của họ.

Nhiều người được chẩn đoán bệnh tự kỷ khi đã thành niên hay đến khi thành niên mới mắc bệnh tự kỷ thì căn bệnh này đều gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống, gia đình và công việc như:

  • Thay đổi tính cách, có nhiều hành động khó hiểu.
  • Gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp hằng ngày, học tập hay trong công việc.
  • Gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ hiện tại và có thể làm mất đi mối quan hệ đó.
  • Nếu bạn là người đã có gia đình mà được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ thì có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của con cái, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân.
  •  ...
Tự kỷ khiến người bệnh thay đổi và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại
Tự kỷ khiến người bệnh thay đổi và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại

5. Phương pháp khám bệnh tự kỷ ở người lớn

Để chẩn đoán một người lớn mắc bệnh tự kỷ đang là một thách thức cho các bác sĩ và chuyên gia vì:

  • Những người mắc bệnh tự kỷ từ nhỏ nhưng không chẩn đoán được có thể là do các triệu chứng bệnh nhẹ, khiến các bác sĩ khó có thể nhận ra hoặc nhầm lẫn với bệnh khác.
  • Vì đã sống chung với bệnh một thời gian dài, nhiều người biết cách ngụy trang và quản lý các dấu hiệu bệnh của bản thân tốt hơn, gây khó khăn cho quá trình thăm khám bệnh.
  • Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán bệnh tự kỷ ở người lớn một cách chính xác nhất.

Do không có tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tự kỷ ở người lớn, do đó, các bác sĩ lâm sàng chủ yếu chẩn đoán người lớn mắc bệnh tự kỷ thông qua các quan sát và tương tác trực tiếp với người bệnh. Bác sĩ có thể sẽ nói chuyện với bạn về bất kỳ vấn như: Giao tiếp, cảm xúc, các kiểu hành vi, phạm vi sở thích,... hay các câu hỏi liên quan đến thời thơ ấu.

Các bác sĩ lâm sàng cũng có thể sẽ nói chuyện với bố mẹ, các thành viên trong gia đình người bệnh để biết các quan điểm của họ về các hành vi từ khi còn nhỏ của người bệnh. 

Sau khi hỏi về các vấn đề thời thơ ấu, nêu bác sĩ xác định bạn không có các triệu chứng của bệnh tự kỷ thời thơ ấu mà thay vào đó là các triệu chứng khi đã ở độ tuổi thành niên hay người lớn thì bạn có thể được chẩn đoán bệnh thông qua các đánh giá về rối loạn tâm thần, rối loạn tình cảm hay các rối loạn khác.

Ưu điểm của việc chẩn đoán bệnh tự kỷ khi đã trưởng thành.

  • Việc chẩn đoán bệnh tự kỷ khi trưởng thành mang lại rất nhiều lợi ích cho chính người bệnh, người thân và những người xung quanh người bệnh.
  • Người bệnh có thể hiểu rõ về bản thân mình hơn, học cách làm việc tốt hơn, biết khai thác điểm mạnh của bản thân và củng cố những lĩnh vực mà bản thân đang gặp nhiều thách thức.
  • Khi đã được chẩn đoán bệnh, người bệnh có cái nhìn khác về tuổi thơ của mình, giúp những người xung quanh hiểu và thông cảm cho bạn về những hành động, điểm khác lạ so với những người khác.
  • Người bệnh hiểu rõ hơn được các thách thức mà họ phải đối mặt, từ đó có thể giúp bạn tìm ra được cách giải quyết những khó khăn đó, nếu không thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hay gia đình để tìm ra các phương pháp giải quyết phù hợp.
Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở người lớn là một việc rất khó khăn
Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở người lớn là một việc rất khó khăn

6. Điều trị bệnh tự kỷ người lớn

Bệnh tự kỷ người lớn có chữa khỏi được không? 

Bệnh tự kỷ ở người lớn không chữa khỏi được mà chỉ có thể điều trị nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.

Bệnh tự kỷ ở người lớn không được điều trị giống như trẻ em. Đôi khi người lớn mắc bệnh tự kỷ có thể được điều trị bằng các phương pháp nhận thức, lời nói và hành vi ứng dụng. 

Thông thường, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể và dựa trên các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải như lo lắng, cô lập với xã hội, các mối quan hệ hoặc khó khăn trong công việc như:

  • Trị liệu đơn lẻ hay trị liệu nhóm
  • Phục hồi chức năng nghề nghiệp: Phục hồi chức năng nghề nghiệp có thể giúp người tự kỷ đối phó với những thách thức liên quan đến nghề nghiệp. Nó cho phép mọi người khám phá khả năng học cao hơn, tình nguyện hoặc thay đổi nghề nghiệp.
  • Nhận tư vấn từ các bác sĩ tâm lý
  • Dùng thuốc: Nhiều bác sĩ có thể kê một số thuốc để điều trị các triệu chứng kèm theo của bệnh như: Thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, chống động kinh,... tùy vào trường hợp cụ thể.

Khi đã được chẩn đoán bệnh tự kỷ và bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều trị thì người bệnh và người nhà bệnh nhân nên tuân thủ đúng lời dặn bác sĩ để việc điều trị diễn ra được tốt hơn, mạng lại những kết quả mong muốn. Tránh dừng thuốc hay các phương pháp khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

7. Các địa chỉ khám và chữa bệnh tự kỷ ở người lớn

Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám và điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn sau:

Tại Hà Nội 

  • Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City: Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Trung tâm Giáo dục hòa nhập và Phục hồi chức năng Vinahealth; Địa chỉ: Số 29 ngõ 40 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương; Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Phòng khám Việt An - Ngôn ngữ Trị liệu cho Trẻ tự kỷ, chậm nói và ngọng; Địa chỉ: Số 19 Trương Hán Siêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục; Địa chỉ: Số 3 ngách 5 ngõ 259 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Nhi đồng 1; Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhi đồng 2; Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Phòng khám Tâm Gia An; Địa chỉ: 122B Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Lựa chọn các đơn vị uy tín để đến thăm khám
Lựa chọn các đơn vị uy tín để đến thăm khám

Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh tự kỷ ở người lớn, hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về tình trạng tự kỷ ở người lớn và biết rằng người lớn cũng có thể mắc bệnh không chỉ trẻ nhỏ. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*