Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm đến người bệnh tâm thần

Trước mỗi lần kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân tâm thần thì hầu hết các bác sĩ có thể đã biết hết và dự đoán trước được các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cân nhắc kỹ lưỡng tương quan giữa lợi ích - nguy cơ. 

Nhưng trên thực tế, các tác dụng phụ của thuốc trầm cảm có thể diễn ra phức tạp và khác nhau trên từng bệnh nhân cụ thể. Do vậy, sẽ yên tâm hơn nếu như chính người bệnh và người nhà cũng hiểu rõ về các tác dụng này để có biện pháp giảm tác dụng phụ đó.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 
Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 

1. Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 

Các loại thuốc chống trầm cảm hay được sử dụng hiện nay như:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonine (SSRI).
  • Thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAOs).

Mỗi loại thuốc chống trầm cảm lại có tác dụng phụ riêng nhưng về cơ bản các thường thấy các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như sau:

1.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Bạn biết đấy, bất kỳ loại thuốc nào muốn hấp thu vào máu và gây ra tác dụng chữa trị cho cơ thể đều phải trải qua quá trình giải phóng hoạt chất trong hệ tiêu hóa. Nên trong trường hợp này, người bệnh có thể đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như:

Táo bón

  • Có thể bạn đã trải qua cái cảm giác khó chịu khi bị táo bón, chẳng hạn rất muốn đi ngoài nhưng phải ngồi hàng tiếng đồng hồ trong nhà vệ sinh, bụng đầy chứng nhưng những chất thải đáng ghét vẫn chưa được loại bỏ, điều này quả là bức bối đúng không nào?
  • Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ người bệnh điều trị bằng thuốc chống trầm cảm nào, làm cho người bệnh sẽ chán ăn hơn, mất dần cảm giác ngon miệng.

Tiêu chảy

  • Chắc hẳn ai cũng từng bị một lần “tào tháo đuổi” trong suốt hành trình lớn lên và trưởng thành các bạn nhỉ? Trái ngược hoàn toàn với táo bón, tiêu chảy làm chúng ta nhiều lần ôm bụng vào nhà vệ sinh trong một ngày, phân ở dạng lỏng.
  • Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như: ngộ độc thực phẩm, biến chứng của các bệnh lý và cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc trầm cảm nữa đấy. Nếu tiêu chảy kéo dài mà không có biện pháp có thể làm cho bệnh nhân mất nước, dẫn tới suy kiệt sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Khô miệng

  • Cảm giác khô miệng thật không dễ chịu các bạn nhỉ? Bạn thường xuyên phải uống nước liên tục để nhanh chóng giảm đi cảm giác này. Điều này cũng có thể dẫn tới giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống của người bệnh hoặc làm người bệnh bỏ ăn, chán ăn.

Buồn nôn và nôn

  • Những cơn buồn nôn hoặc tình trạng nôn mửa có thể ập đến bất kỳ lúc nào đối với người dùng thuốc chống trầm cảm. Cảm giác khó chịu đó là điều không ai muốn, chính vì buồn nôn và nôn càng làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn hay từ chối việc ăn uống hơn.
  • Nhưng cũng không phải vì lý do đó, bạn lại từ bỏ hy vọng có thể chữa khỏi bệnh trầm cảm nhé.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

1.2. Rối loạn chức năng tình dục

Quan hệ tình dục được ví như là chất xúc tác làm thăng hoa cho tình yêu, giữ lửa cho hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, sẽ là trở ngại khi người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm làm giảm đi ham muốn tình dục, ngại “yêu” và gần gũi với bạn đời của mình.

Lúc này, chuyện quan hệ có thể trở thành một nhiệm vụ bắt buộc, một gánh nặng với người bệnh, cảm giác đạt cực khoái khó diễn ra.

Trong một số trường hợp, chuyện chăn gối với ông xã hoặc bà xã không còn “bốc lửa” và giảm nhiệt hơn xưa thì không ảnh hưởng quá nhiều tới hạnh phúc gia đình khi người đầu gối tay ấp với bạn hiểu được và thông cảm với tình trạng của bạn.

Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì lại hoàn toàn ngược lại, hạnh phúc của gia đình cũng như tình cảm gắn bó giữa hai vợ chồng vì thế cũng phai nhạt dần đi.

1.3. Tăng cân hoặc giảm cân bất thường

Sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm một thời gian, bạn có thể thấy cơ thể nặng nề hơn, những bộ quần áo trước kia mặc vừa xinh nhưng giờ đây không thể diện được nữa, nhảy lên bàn cân mà tâm trạng không vui tí khi sút cân đúng không nào? Đây chính là một trong những tác dụng phụ ít gặp của các loại thuốc chống trầm cảm.

Một số nghiên cứu y học đáng tin cậy đã chỉ ra rằng: sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tăng cân và các bệnh liên quan như tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao.

Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất bupropion (tên thương mại là Wellbutrin), tác động tới cả serotonin và dopamine trong não, có thể ít gây tăng cân hơn các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) chọn lọc thông thường như citalopram (Celexa) (Zoloft) và paroxetine (Paxil). Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này.

Tăng cân hoặc giảm cân bất thường
Tăng cân hoặc giảm cân bất thường

1.4. Làm tăng cảm giác buồn ngủ

Có thể bạn sẽ cảm thấy ngủ nhiều hơn, mắt lim dim chuẩn bị cho cơn buồn ngủ kéo đến sau một thời gian điều trị thì đây có lẽ là tác dụng phụ của thuốc trầm cảm. Điều này có thể là bất lợi đối với các trường hợp bệnh nhân làm việc ngoài trời nguy hiểm, lái xe vì làm cho họ không tỉnh táo và gây ra những tai nạn đáng tiếc. Tuy nhiên đối với những người bị trầm cảm mất ngủ thì đây có lẽ có lợi hơn làm cho họ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng này như mirtazapine (Remeron) đã được ghi nhận là làm tăng cân ở một số bệnh nhân.

1.5. Hội chứng serotonin

Hội chứng serotonin là một tập hợp các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm SSRI và SNRI. Mặc dù đây là tác dụng phụ không phổ biến, nhưng lại rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng serotonin xảy ra khi nồng độ hoạt serotonin trong não trở nên quá cao. Nó thường được kích hoạt khi bạn dùng SSRI hoặc SNRI kết hợp với một loại thuốc (hoặc chất) khác cũng làm tăng mức serotonin, chẳng hạn như một loại thuốc chống trầm cảm khác.

Các triệu chứng của hội chứng serotonin thường gặp gồm: cảm thấy lo lắng hoặc kích động khi gặp một vấn đề nào đó, xuất hiện tình trạng co giật cơ bắp, đổ mồ hôi, rùng mình, tiêu chảy.

Nếu gặp các triệu chứng này, người bệnh nên ngừng dùng thuốc và xin ý kiến ​​tư vấn ngay từ bác sĩ điều trị.

Bên cạnh các triệu chứng thường gặp, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trong hơn của hội chứng serotonin gồm: co giật, nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), ngất lâm sàng,...

Hội chứng serotonin
Hội chứng serotonin

1.6. Hạ natri máu

Đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người dùng thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI. Tình trạng này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng bên trong các tế bào của cơ thể, gây nguy hiểm.

Người bệnh xuất hiện tình trạng hạ natri máu vì các thuốc SSRI có thể ngăn chặn tác động của một loại hormone điều chỉnh mức natri trong cơ thể. Hạ natri máu nhẹ có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm hoặc tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như: Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, giảm cảm giác thèm ăn, lo lắng,...

Bên cạnh đó, nếu tình trạng hạ natri máu nghiêm trọng hơn thì người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như: cảm thấy bơ phờ và mệt mỏi, mất phương hướng, kích động, rối loạn tâm thần, co giật (phù hợp)

Nghiêm trọng nhất của hạ natri máu có thể khiến người bệnh bị ngừng thở hoặc hôn mê. Do đó, nếu bạn nghi ngờ bị hạ natri máu nhẹ, bạn nên gọi cho bác sĩ gia đình để được tư vấn và ngừng dùng SSRI trong thời điểm này.

1.7. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khi sử dụng SSRI và TCA trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù không rõ liệu việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm này có trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường hay không nhưng hầu hết người sử dụng 2 nhóm thuốc này đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

1.8. Tương tác với các loại thuốc khác

Thuốc chống trầm cảm có thể phản ứng không thể đoán trước với các loại thuốc khác, bao gồm một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen . Luôn đọc tờ rơi thông tin bệnh nhân đi kèm với thuốc của bạn để xem có bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tránh không.

1.9. Các tác dụng phụ khác có thể gặp 

Bên cạnh những tác dụng phụ như đã trình bày ở trên, khi bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn có thể phải trải qua những tác dụng phụ khác như:

  • Giảm huyết áp thế đứng gây chóng mặt.
  • Gây độc cho tế bào cơ tim
  • Dị ứng da, giảm khả năng nhận thức

Nếu nghi ngờ, dược sĩ hoặc bác sĩ gia đình của bạn sẽ có thể tư vấn cho bạn.

2. Biện pháp giảm tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Bạn thấy đấy, hành trình chữa trị bệnh tâm thần rất gian nan và đầy thử thách, bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều theo sự chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về cách đối phó với những tác dụng phụ chẳng may gặp phải nữa đấy.

Bạn nên ghi nhớ những quy tắc “vàng” dưới đây giúp bạn dễ dàng hơn để vượt qua nhé:

  • Không nên tự ý tạm dừng thuốc đột ngột, tốt nhất bạn nên thu xếp để có thể gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ về các phương pháp thay thế như: giảm liều, đổi thuốc…
  • Đừng vội từ bỏ hy vọng và bỏ cuộc bạn nhé, một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm sẽ giảm dần sau một thời gian điều trị khi cơ thể đã quen thuốc.
  • Đừng giấu kín chuyện này, tình trạng của bạn có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn cứ ngại ngùng không nói ra cho người thân hoặc bác sĩ được biết, hãy nhớ rằng bạn không cô đơn trên con đường này và có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ bạn.
  • Khi đã được bác sĩ xem xét về điều chỉnh lại các thuốc chống trầm cảm, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau để giúp giảm đỡ các  tác dụng phụ đó nhé.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: hạn chế ăn các chất đường ngọt, thực phẩm có quá nhiều chất béo, ăn nhiều rau xanh, trái cây hoa quả bạn nhé, ngoài ra cũng cần đảm bảo chất lượng nguồn thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến.
  • Bạn nên mở lòng hơn, chia sẻ hay tâm sự những điều thầm kín về sự thay đổi trong chuyện chăn gối của 2 vợ chồng trong quá trình điều trị sử dụng thuốc chống trầm cảm nhé. Nếu cứ mãi giấu kín những suy nghĩ chất chứa lâu trong lòng thì càng làm cho người bạn đời của mình không thấu hiểu được, tình cảm 2 bên có thể rạn nứt.
  • Khi thấy cảm giác buồn ngủ, bạn không nên lái xe hoặc làm những công việc cần sự tỉnh táo. Bạn có thể di chuyển đến một nơi yên tĩnh nào đó, để tranh thủ chợp mắt cũng được nhé hoặc bạn có thể uống thêm nhiều nước hơn để làm dịu đi cơn buồn ngủ nhé.
Biện pháp giảm tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Biện pháp giảm tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Mong rằng qua những chia sẻ của bài viết về tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bạn đã hiểu hơn về những loại thuốc này và cách làm giảm tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm đó. Đừng để những tác dụng phụ đó làm giảm ý chí quyết tâm chữa bệnh của bạn, hãy mạnh mẽ bước tiếp trên con đường chữa trị căn bệnh này nhé. Chúc bạn sẽ luôn mạnh khỏe và gặp nhiều điều may mắn!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn