Tính cách INFP chiếm khoảng 4,5% dân số thế giới. Họ có các nét đặc trưng cơ bản như hơi rụt rè, nhút nhát, nhưng lại khá điềm tĩnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin về nhóm tính cách INFP.
1. Tính cách INFP là gì?
INFP viết tắt của các từ Introversion (hướng nội), iNtuition (trực giác), Feeling (cảm xúc) và Perception (sự nhận thức).
Đây là một trong 16 loại tính cách theo bộ công cụ trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers - Briggs Type Indicator). Và cũng là 1 trong 4 loại tính cách của một nhóm tính khí Idealist (Nhà lý tưởng).
INFP được các chuyên gia tâm lý gọi là the Healer - người hòa giải hay người lý tưởng hóa. Bởi vì, họ luôn thông cảm, có sự vị tha và lòng trắc ẩn sâu sắc, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Một số người nổi tiếng mang tính cách INFP như William Shakespeare (nhà soạn kịch lỗi lạc), J.K.Rowling (tác giả Harry Potter), Jean - Jacques Rousseau (nhà triết học kiêm văn học),…
2. Phân loại nhóm tính khí của tính cách INFP
Nhóm tính cách INFP có 4 nhóm tính khí là:
- Nhóm tính cách Guardian (SJ): ISFJ (Protector), ISTJ (Inspector), ESFJ (Provider), ESTJ (Supervisor).
- Nhóm tính cách Artisan (SP): ISTP (Crafter), ISFP (Composer), ESFP (Performer), ESTP (Promoter).
- Nhóm tính cách Rational (NT): ENTJ (Field Marshal), INTP (Architect), ENTP (Inventor), INTJ (Mastermind).
- Nhóm tính cách Idealist (NF): ENFP (Champion), INFP (Healer), INFJ (Counselor), ENFJ (Teacher).
3. Đặc điểm của nhóm tính cách INFP
Những người thuộc nhóm tính cách INFP có rất nhiều ưu điểm và nhược điểm đặc trưng trong công việc như sau:
Điểm mạnh
- Sáng tạo: Với trí tưởng tượng phong phú, các INFP dễ dàng hiểu các dấu hiệu mang ý nghĩa ẩn dụ hay xâu chuỗi sự kiện để tìm ra điều thú vị. Đây là một lợi thế to lớn khi làm các công việc liên quan tới tính sáng tạo.
- Tràn đầy năng lượng: Họ sẵn sàng chiến đấu cho những gì họ tin tưởng dù đôi khi hơi nhút nhát.
- Lý tưởng hóa: Họ tin rằng mọi người vốn làm hết sức mình và luôn chống lại bất công.
- Linh hoạt, thoáng tư tưởng: Các INFP luôn có xu hướng cởi mở, tự do, không thích bị hạn chế bởi quy tắc.
- Đánh giá cao sự hài hòa: Đây là một trong những lý do INFP không muốn thống trị hay đứng đầu một tổ chức, họ muốn tất cả ý kiến đều được tiếp nhận.
- Tận tâm, chăm chỉ: Những người thuộc nhóm tính cách INFP không dễ bỏ cuộc trước khó khăn. Họ có khả năng cống hiến khiến người khác phải kinh ngạc.
Điểm yếu
- Phức tạp và khó hiểu: Phần lớn các INFP có lối sống kín đáo, riêng tư. Họ cũng khá ngượng ngùng, e dè nên gây ra tình trạng khó hiểu cho những người xung quanh.
- Lối sống vị tha: Tưởng chừng sống vị tha là một ưu điểm, nhưng đôi khi các INFP mải tập trung giải quyết chuyện người khác mà bỏ quên chuyện của mình nên đây lại thành nhược điểm trong công việc.
- Đề cao tư tưởng cá nhân: Các INFP thường khó chấp nhận phê bình mang tính cá nhân. Điều này gây khó khăn khi làm việc theo nhóm.
- Đôi khi không thực tế: Mải mơ mộng về những điều không thực tế làm họ rời xa cuộc sống thực.
- Không giỏi làm việc với dữ liệu số: Nhóm người thuộc nhóm tính cách INFP thường giỏi bắt nhịp với các yếu tố liên quan đến đạo đức và cảm xúc. Họ gặp khó khăn khi phân tích, tìm kiếm và làm việc với số liệu, …
4. Ứng dụng của INFP
Hiểu rõ những đặc điểm tính cách của các người thuộc nhóm tính cách INFP sẽ hữu ích trong nhiều mặt của cuộc sống.
4.1. Nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách INFP
Với tính cách hướng nội nhưng ưa giúp đỡ người khác, những người thuộc nhóm tính cách INFP có thể làm công việc liên quan đến tâm lý, hay tác động đến tinh thần của mọi người.
Một số nhóm công việc phù hợp với nhóm tính cách này là:
- Nghệ thuật và thiết kế: Thiết kế mỹ thuật, thiết kế thời trang,…
- Phương tiện - truyền thông: Tác giả, biên tập viên, quan hệ công chúng,…
- Dịch vụ cộng đồng và xã hội: Quản lý dịch vụ cộng đồng, giáo dục sức khỏe,…
- Kinh doanh, quản lý và bán hàng: Quản lý kinh doanh, Marketing, quản trị nhân sự,…
- Giáo dục: Nhà giáo, quản trị viên, thủ thư…
- Chăm sóc sức khỏe: Bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng,…
- Khoa học: Nhà xã hội học, nhà tâm lý học,...
4.2. Ứng dụng của INFP trong công việc
Dựa vào những đặc điểm thuộc nét tính cách của nhóm INFP, người tuyển dụng cũng như người lao động dễ dàng xác định được tính cách, ưu nhược điểm của nhóm người này. Từ đó đưa ra được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Đồng thời, hiểu rõ tính cách nhóm người INFP còn giúp những người lãnh đạo tăng hiệu quả công việc. Họ sẽ phối hợp nhóm tính cách INFP với các nhóm tính cách khác để đem lại năng suất làm việc cao nhất và giảm thiểu xung đột.
4.3. Ứng dụng của INFP trong giao tiếp
Hiểu được những người INFP hơi hướng nội, thường nhút nhát, rụt rè nhưng hay quan tâm và lo lắng cho người khác. Ta sẽ cảm thông hơn và thích kết bạn với nhóm người này.
Đồng thời, những người thuộc nhóm tính cách này có những nguyên tắc riêng. Họ không muốn ai vi phạm những nguyên tắc của mình. Do đó, chúng ta sẽ giảm bớt các xung đột khi giao tiếp với họ.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về nhóm tính cách INFP. Hy vọng, các thông tin được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhóm tính cách này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.