Các cách chữa bệnh tâm thần hiệu quả

Chữa bệnh tâm thần cho đến nay vẫn là một việc rất khó khăn và là mối quan ngại sâu sắc của hầu hết các bác sĩ. Mặc dù vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tâm thần nhưng vẫn có một số phương pháp được sử dụng nhằm làm giảm tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Vậy đâu là cách chữa bệnh tâm thần hiệu quả nhất? mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Chữa bệnh tâm thần
Chữa bệnh tâm thần

1. Bệnh tâm thần có chữa khỏi được không?

Bệnh tâm thần được điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp chữa bệnh tâm thần với nhau, nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp chữa bệnh tâm thần đúng cách thì khả năng hồi phục thường rất cao hoặc thậm chí là hoàn toàn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài người bệnh rất dễ tái phát bệnh bất cứ lúc nào.

2. Tâm lý trị liệu bệnh tâm thần

Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp trò chuyện là một trong các cách chữa bệnh tâm thần hiệu quả, bao gồm việc nói chuyện về tình trạng bệnh của bạn và các vấn đề liên quan với các chuyên gia sức khỏe tâm thần. 

Việc trò chuyện với các nhà trị liệu nhằm khám phá và hiểm cảm xúc hành vi của chính bản thân người bệnh cũng như tìm ra các biện pháp đối phó với các tình trạng đó.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, liệu pháp tâm lý cá nhân có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng trong việc chữa bệnh tâm thần, khiến nó trở thành một phương pháp điều trị đa năng và phổ biến,

Không những vậy, nó còn có thể được sử dụng cho gia đình, cặp đôi hoặc nhóm. Phương pháp tốt nhất là kết hợp các phương pháp chữa bệnh tâm thần với nhau để mang lại hiệu quả tốt hơn. Các phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến và hay được sử dụng là:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) tập trung vào việc khám phá các mối quan hệ giữa những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người. Trong suốt quá trình CBT, nhà trị liệu sẽ tích cực kết nối với người bệnh để phát hiện ra những suy nghĩ không lành mạnh và cách họ có thể gây ra những hành vi tự hủy hoại bản thân.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) ban đầu được phát triển để điều trị những người tự tử mãn tính mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Theo thời gian, DBT đã được điều chỉnh để điều trị những người mắc nhiều bệnh tâm thần khác nhau.
  • Liệu pháp giải mẫn cảm và chuyển động của mắt (EMDR): Liệu pháp tái xử lý và giải mẫn cảm chuyển động của mắt (EMDR) được sử dụng để điều trị PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể làm giảm cảm giác đau buồn do ký ức đau buồn.
  • Liệu pháp giữa các cá nhân: Liệu pháp giữa các cá nhân tập trung vào các mối quan hệ của một người với những người khác, với mục tiêu cải thiện các kỹ năng giữa các cá nhân của người đó.
Tâm lý trị liệu bệnh tâm thần
Tâm lý trị liệu bệnh tâm thần
  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp phơi nhiễm là một loại liệu pháp hành vi nhận thức được sử dụng thường xuyên nhất để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và chứng ám ảnh sợ hãi. 
  • Liệu pháp dựa trên tinh thần hóa: Liệu pháp dựa trên tâm thần hóa (MBT) có thể mang lại sự cải thiện lâu dài cho những người mắc chứng BPD, theo các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. 
  • Tâm lý trị liệu tâm động học: Liệu pháp tâm động học thường hữu ích để điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách ranh giới và các bệnh tâm thần khác.
  • Vật nuôi trị liệu: Dành thời gian cho vật nuôi trong nhà có thể làm giảm các triệu chứng lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi và đau đớn cho nhiều người.

3. Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh các phương pháp tâm lý trị liệu thì người bệnh tâm thần cần phải kết hợp sử dụng các thuốc theo đơn của bác sĩ là một cách chữa bệnh tâm thần có khả năng cải thiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh. 

Việc sử dụng thuốc gì sẽ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của người bệnh. Tuy nhiên, các thuốc thường được sử dụng cho người bệnh tâm thần đều thuộc các nhóm sau:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm, lo lắng và đôi khi các tình trạng khác.
  • Thuốc chống lo âu: Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn lo âu tổng quát hoặc rối loạn hoảng sợ.
  • Thuốc ổn định tâm trạng: Thuốc ổn định tâm trạng được sử dụng phổ biến nhất để điều trị rối loạn lưỡng cực.
  • Thuốc chống loạn thần: Thuốc chống loạn thần thường được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt.

4. Các liệu pháp điều trị khác

Ngoài 2 phương pháp chữa bệnh tâm thần bằng tâm lý trị liệu và thuốc thì còn nhiều phương pháp chữa bệnh tâm thần khác đã được các bác sĩ và chuyên gia đưa ra nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ quá trình chữa bệnh tâm thần mặc dù cho kết quả không quá rõ rệt nhưng vẫn được nhiều bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng.

Các liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tốt hơn
Các liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tốt hơn

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa bệnh tâm thần hỗ trợ kèm theo. Sau đây là một số phương pháp chữa bệnh tâm thần hỗ trợ kèm theo các phương pháp điều trị chính:

Các phương pháp hỗ trợ chữa bệnh tâm thần có thể bao gồm các hoạt động thể chất như tập yoga, thiền, tập thể dục,... hoặc một số liệu pháp sáng tạo sử dụng các phương tiện thể hiện bản thân như sử dụng nghệ thuật gồm: âm nhạc, hội họa, chuyển động hoặc viết lách,...

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng các phương pháp chữa bệnh tâm thần khác như: liệu pháp hương thơm, liệu pháp thôi miên, các biện pháp sử dụng thảo dược và châm cứu.

Ngoài ra, còn có liệu pháp ECT hoặc liệu pháp kích thích não khác. Liệu pháp sốc điện (ECT) là một thủ thuật an toàn nhằm đưa dòng điện vào não. Điều này gây ra những thay đổi trong não có thể cải thiện và thậm chí đảo ngược các triệu chứng khó chịu. ECT và các liệu pháp kích thích não khác thường được sử dụng khi các loại điều trị khác không hiệu quả.

5. Chữa bệnh tâm thần tại nhà

Nếu mức độ bệnh của người bệnh không quá nghiêm trọng và nguy hiểm thì có thể tiến hành chữa bệnh tâm thần bằng các phương pháp dưới sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ mà không cần đến các bệnh viện hay trung tâm chuyên dụng.

Khi chữa bệnh tâm thần tại nhà thì người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đều cần cải thiện các kỹ năng chung sống với bệnh và lưu ý tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ như.

  • Bám sát và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh, không được bỏ qua bất kỳ buổi trị liệu nào cả khi bạn cảm thấy bản thân mình đã tốt hơn. Trong quá trình dùng thuốc tại nhà nếu thấy có hiện tượng bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Tránh sử dụng rượu và ma túy. Tuyệt đối không được sử dụng các chất có khả năng gây nghiện vì chúng có thể gây khó khăn cho quá trình chữa bệnh tâm thần của người bệnh.
  • Thiết lập một lối sống lành mạnh và khoa học. Xây dựng cho bản thân một thời gian biểu ăn uống, hoạt động, làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Xác định mức độ ưu tiên: Người bệnh có thể giảm các tác động của bệnh bẳng cách quản lý thời gian và năng lượng. Cho phép bản thân mình làm việc và hoạt động ít hơn khi  các triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Học cách áp dụng thái độ tích cực: Cố gắng tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống hàng ngày để làm cho cuộc sống của bạn được tốt hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn. 
  • Không đưa ra các quyết định quan trọng khi các triệu chứng bệnh đang trở nên nặng hơn vì có thể đó là những quyết định khi bạn đang không tỉnh táo và suy nghĩ được rõ ràng.
Chữa bệnh tâm thần tại nhà
Chữa bệnh tâm thần tại nhà

6. Khám và điều trị bệnh tâm thần ở đâu? 

Khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh mình có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tâm thần, nhưng bạn không chắc có phải mình hay người thân bị mắc bệnh tâm thần hay không thì có thể tới các bệnh viện sau để được khám, chẩn đoán cũng như chữa bệnh tâm thần.

6.1. Khu vực Miền Bắc

Bạn đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội hay các khu vực lân cận, khi muốn khám hay chữa bệnh tâm thần có thể tìm hiểu, tham khảo và đến một trong các địa điểm sau:

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

  • Địa chỉ: Ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0967 301 616

Viện sức khỏe Tâm thần - Tòa nhà T4, T5, T6 Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0984 104 115

Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

  • Địa chỉ: Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3385 3227

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0982 873 112

6.2. Khu vực Miền Nam

Tại khu vực miền Nam và các vùng lân cận có thể tìm hiểu và đến các địa điểm sau để được khám, chẩn đoán và chữa bệnh tâm thần:

Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM

  • Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
  • Số điện thoại: (028) 39 234 675 hoặc (028) 39 234 823

Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
  • Số điện thoại: (028) 3855 4269

Khoa nội thần kinh tổng quát - Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • Số điện thoại: (028) 38 625 2368

Khoa Thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Số điện thoại: (028) 38 554 137

Phòng khám tâm lý y khoa - tâm thần kinh Quốc Nam

  • Địa chỉ: 5/35 (số cũ 3/16A) Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
  • Số điện thoại: (028) 35 103 074 hoặc 0903 887 413
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh

Bệnh tâm thần là bệnh lý tâm thần, tâm lý nguy hiểm, vì vậy khi phát hiện bản thân hay những người thân xung quanh mình có xuất các biểu hiện tâm lý bất thường thì nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng hiện tại của bản thân.

Trên đây là những thông tin về các cách chữa bệnh tâm thần mà Tâm An Hòa đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này các bạn đọc đã thêm cho mình những thông tin hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn