Tự kỷ là bệnh lý phổ biến ở trẻ vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý để có thể phát hiện ra những bất thường ở trẻ, nhằm phát hiện bệnh kịp thời và có cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em hiệu quả, hạn chế các ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Vậy để hiểu hơn về việc khám, chẩn đoán và các cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
1. Khám và chẩn đoán bệnh tự kỷ trẻ em
Chẩn đoán bệnh tự kỷ đôi khi gặp nhiều khó khăn vì không có các xét nghiệm y tế cụ thể (xét nghiệm máu, nước tiểu…) như các bệnh lý khác. Các bác sĩ sẽ dựa vào hành vi, dấu hiệu và đánh giá sự phát triển của trẻ để đưa ra chẩn đoán chính xác từ đó xác định và đưa ra được cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em thích hợp nhất.
Quy trình chẩn đoán trẻ tự kỷ thông qua 2 bước cơ bản như sau:
1.1. Sàng lọc
Sàng lọc chính là một bài kiểm tra ngắn để đánh giá khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ và cho biết liệu trẻ em có bị chậm hiểu trong quá trình tiếp thu không và trẻ học được những gì.
Trong quá trình sàng lọc, bác sĩ có thể hỏi phụ huynh một số câu hỏi liên quan đến thói quen sinh hoạt của trẻ hàng ngày, cách trẻ giao tiếp, nói chuyện như thế nào hoặc bác sĩ sẽ nói chuyện trực tiếp và chơi với trẻ trong lúc khám để xem cô ấy hành động, ngôn ngữ của trẻ bình thường không?
Theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tất cả trẻ em cần được kiểm tra về sự chậm phát triển và khuyết tật trong các lần khám định kỳ khi trẻ được: 9 tháng, 18 tháng, 24 hoặc 30 tháng.
Có thể cần sàng lọc bổ sung nếu trẻ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về phát triển do sinh non, nhẹ cân hoặc các nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đưa con em của mình đi kiểm tra cụ thể về bệnh tự kỷ trong các lần khám thường xuyên và định kỳ trong các giai đoạn phát triển khi trẻ được: 18 tháng, 24 tháng.
Đối với những trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ cao, chẳng hạn như: Có em gái, anh trai hoặc thành viên khác trong gia đình mắc tự kỷ hoặc nếu có các hành vi, ngôn ngữ bất thường liên quan đến bệnh tự kỷ có thể cần sàng lọc bổ sung nhiều lần hơn so với trẻ khác.
Điều quan trọng là các bác sĩ sẽ sàng lọc tất cả trẻ em chậm phát triển, nhưng đặc biệt theo dõi những trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn do sinh non, nhẹ cân hoặc có anh chị em ruột mắc bệnh tự kỷ.
1.2. Đánh giá chẩn đoán toàn diện
Bước thứ hai của chẩn đoán là đánh giá toàn diện. Việc xem xét kỹ lưỡng này có thể bao gồm việc xem xét hành vi, sự phát triển của trẻ và phỏng vấn phụ huynh.
Theo bảng chẩn đoán và thống kê các rối loạn tinh thần DSM - IV, bệnh tự kỷ được chẩn đoán khi trẻ có tối thiểu 6 dấu hiệu trong 3 nhóm như:
- Nhóm 1: Những bất thường trong tiếp xúc xã hội.
- Nhóm 2: Chất lượng giao tiếp bằng lời nói và không lời kém, khả năng tưởng tượng kém.
- Nhóm 3: Hành vi, sở thích và hoạt động lặp lại, rập khuôn.
Ngoài ra, việc đánh giá này cũng có thể đi kèm với việc kiểm tra thính giác và thị lực, xét nghiệm di truyền, xét nghiệm thần kinh và xét nghiệm y tế khác để giúp cho sự chẩn đoán của bác sỹ chính xác hơn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ chẩn đoán chính có thể chọn giới thiệu trẻ và gia đình đến bác sĩ chuyên khoa khác để đánh giá và chẩn đoán thêm, bao gồm:
- Bác sĩ chuyên khoa nhi (bác sĩ được đào tạo đặc biệt về các bệnh lý trong quá trình phát triển trẻ em).
- Bác sĩ thần kinh trẻ em (bác sĩ chuyên khoa về não bộ, cột sống và dây thần kinh).
- Nhà tâm lý học trẻ em hoặc bác sĩ tâm thần (bác sĩ hiểu biết về tâm trí con người).
2. Các cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
Có nhiều cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng phù hợp và mang lại được các kết quả như mong muốn.
Bố mẹ biết không, khi càng phát hiện sớm trẻ tự kỷ và có cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em phù hợp thì khả năng trẻ có cơ hội phát triển và hòa nhập với cộng đồng càng cao. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em và các liệu pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ hiệu quả đang được áp dụng hiện nay.
2.1. Bệnh tự kỷ trẻ em có chữa khỏi được không?
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện nay chỉ làm giảm các triệu chứng và giúp trẻ cải thiện phần nào tình trạng bệnh và giảm sự ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của trẻ chứ không làm chấm dứt hoàn toàn bệnh.
2.2. Điều trị bằng ngôn ngữ trị liệu
Bạn biết đấy, vấn đề giao tiếp và phát âm của trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn hoặc thậm chí trẻ tự kỷ không hiểu được lời nói từ những người xung quanh.
Do vậy, ngôn ngữ trị liệu là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em cần thiết nhằm giúp giải quyết những rào cản về ngôn ngữ và giao tiếp đối với trẻ tự kỷ thông qua lời nói, cử chỉ giao tiếp, biểu cảm trên khuôn mặt.
Trị liệu ngôn ngữ hướng tới huấn luyện trẻ những kỹ năng cơ bản như:
- Tăng cường hoạt động của các cơ bắp ở miệng, hàm và cổ.
- Huấn luyện trẻ phát âm chuẩn, làm cho âm thanh lời nói rõ ràng hơn.
- Kết hợp cảm xúc với biểu cảm khuôn mặt ở trẻ tự kỷ chính xác.
- Giúp trẻ tự kỷ hiểu ngôn ngữ cơ thể.
- Rèn luyện trẻ tự kỷ kỹ năng phản xạ trả lời câu hỏi.
- Điều chỉnh giọng nói của trẻ tự kỷ không bị nói ngọng, nói lưu loát hơn.
2.3. Phương pháp can thiệp hành vi của trẻ tự kỷ
Một cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em đáng chú ý hiện nay đó chính là Ứng dụng phân tích hành vi (ABA). ABA là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em đã được chấp nhận rộng rãi bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích và được sử dụng trong nhiều trường học và phòng khám điều trị.
Phương pháp ABA khuyến khích trẻ tự kỷ thực hiện các hành vi tích cực và ngăn chặn các hành vi tiêu cực để cải thiện một loạt các kỹ năng và nhận thức. Sự tiến bộ của trẻ em bị tự kỷ được theo dõi và đo lường.
Ứng dụng phân tích hành vi của trẻ tự có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
Đào tạo thử nghiệm riêng biệt (DTT)
- DTT là một phong cách giảng dạy từng bước của một hành vi hoặc phản ứng mong muốn thông qua các câu hỏi. Các bài học được chia thành các phần đơn giản nhất để trẻ tự kỷ dần hiểu được và áp dụng.
- Phương pháp này khá thú vị ở chỗ khi trẻ tự kỷ có câu trả lời đúng hoặc hành vi chính xác, trẻ sẽ được thưởng. Nếu câu trả lời không chính xác thì được bỏ qua.
Can thiệp hành vi chuyên sâu sớm (EIBI)
- Đây là một loại ABA dành cho trẻ nhỏ bị tự kỷ, thường áp dụng cho trẻ nhỏ hơn ba tuổi.
Đào tạo phản ứng then chốt (PRT)
- PRT cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em nhằm mục đích tăng động lực học tập để trẻ em học hỏi, theo dõi hành vi của chính mình và bắt đầu giao tiếp với người khác. Những thay đổi tích cực trong những hành vi này sẽ có tác động rộng rãi đến các hành vi khác.
Can thiệp hành vi bằng lời nói (VBI)
- VBI là một loại ABA tập trung vào việc dạy các kỹ năng bằng lời nói, thông qua đó điều chỉnh các hành vi xấu của trẻ tự kỷ.
2.4. Liệu pháp Oxy cao áp
Liệu pháp Oxy cao áp là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em hàng ngày, trong đó, bệnh nhân đưa đưa vào buồng với áp suất khí quyển tăng cao đạt tới mong muốn điều trị. Sự gia tăng áp lực này cho phép oxy hòa tan theo cấp số nhân và đi vào cơ thể thông qua hơi thở hoặc thấm vào da vào hệ thống máu và huyết tương người.
Bằng cách hòa tan nhiều oxy hơn trong huyết tương, oxy có thể đi sâu vào các mô và vùng bị viêm của cơ thể. Điều này đã được khoa học chứng minh là giúp giảm viêm khắp cơ thể. Mà phần lớn bệnh nhân bị rối loạn tự kỷ có mức độ viêm cao, lưu lượng máu bị tổn thương và lượng oxy cung cấp thấp đến một số bộ phận của cơ thể.
Liệu pháp Oxy cao áp là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em giúp giảm viêm, cung cấp oxy và lưu lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm các khu vực bị ảnh hưởng trong não. Điều này đã được chứng minh là giúp cải thiện chức năng tổng thể, ngôn ngữ giao tiếp thông qua lời nói và ánh mắt.
Ngoài ra, phương pháp này đã được chứng minh là giúp giảm sự khó chịu, tăng động ở trẻ tự kỷ.
2.5. Chữa bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc
Cho tới thời điểm hiện tại, phương pháp cấy tế bào gốc là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em đang trong giai đoạn nghiên cứu và vẫn chưa đủ bằng chứng, cơ sở khoa học để xác định hiệu quả của phương pháp này tới bệnh tự kỷ. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc và không nên tự ý cho trẻ đi chữa bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc.
Tuy nhiên trong tương lai, phương pháp tế bào gốc hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.
2.6. Điều trị bằng thuốc
Tự kỷ là bệnh lý suốt đời, bên cạnh chứng tự kỷ, trẻ thường mắc kèm các chứng bệnh khác kèm theo, do đó, thuốc được các bác sĩ sử dụng nhằm làm giảm các bệnh kèm theo của trẻ tự kỷ:
- Thuốc giảm tăng động: Risperidone, olanzapine, quetiapine,... làm giảm các cơn tăng động, hờn giận, tự gây thương tích, lo âu,...
- Thuốc chống trầm cảm: Methylphenidate, clonidine,... làm giảm lo âu, trầm cảm, ám ảnh nghi thức,...
- Thuốc chống động kinh: Muối valproat, carbamazepin, phenobarbital,... làm giảm các triệu chứng về hành vi, cảm xúc đi kèm hoặc có khi là động kinh.
- Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức, các chất bổ sung, vitamin, khoáng chất, các thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh,...
2.7. Chữa bệnh tự kỷ ở trẻ theo phương pháp Đông y
Sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta có thể vừa kết hợp phương pháp Tây y và Đông y trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em giúp nâng cao hiệu quả điều trị và duy trì kết quả điều trị được lâu dài hơn. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em theo Y học cổ truyền, mời các bạn cùng tìm hiểu.
2.7.1. Điều trị thông qua bấm huyệt
Bấm huyệt là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em thường được áp dụng cho trẻ mang lại nhiều lợi ích khi tác động vào các huyệt vị của trẻ, làm lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, phát triển của trẻ tự kỷ về tâm sinh lý. Bấm huyệt được thực hiện thông qua các bước như sau:
- Bước 1: xoa bóp, day vào các vị trí như cổ, tay, chân của trẻ
- Bước 2: bấm vào các huyệt bách hợp, hợp cốc, phong trì, thái dương, ấn đường
Liệu trình: Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/ngày, 1 liệu trình từ 15 - 30 ngày tùy theo mức độ diễn biến và tình trạng bệnh.
2.7.2. Điều trị bằng châm cứu
Cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷ có thể đưa trẻ đi châm cứu, cách chữa trị này giúp cân bằng âm dương điều hòa khí huyết, tăng cường hoạt động cho các cơ vận động, hệ thần kinh.
Có thể ban đầu, trẻ sẽ chưa quen và cảm thấy đau đớn, sợ hãi khi kim châm cứu chọc vào da thịt. Những lúc thế này trẻ tự kỷ sẽ rất cần người thân bên cạnh để động viên, cổ vũ trẻ vượt qua sự sợ hãi đó, cha mẹ hãy luôn sát cánh cùng trẻ để khuyến khích, vỗ về an ủi bé nhé.
Liệu trình chữa bệnh tự kỷ bằng châm cứu là 3 - 5 đợt/năm, 1 đợt kéo dài khoảng 30 - 40. Điều trị liên tục nhiều năm, từ 2 tuổi đến trước 6 tuổi, thực hiện càng sớm càng sớm càng tốt.
2.7.3. Điều trị thông qua cấy chỉ
Phương pháp cấy chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ y học cổ truyền cũng là lựa chọn tốt trong chữa trị cho trẻ em bị tự kỷ.
Cũng giống như các phương pháp Đông y như đã kể trên, cấy chỉ là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em tác động vào các huyệt vị trên cơ thể của trẻ giúp nâng cao miễn dịch ở trẻ tự kỷ, điều hòa hệ thần kinh thực vật, cân bằng trương lực cơ, ổn định các quá trình chuyển hóa trong cơ thể…
Cấy chỉ được xem như là một bước tiến mới, cứu tinh cho những trẻ tự kỷ, do vậy cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp này cho bé nhé.
3. Địa chỉ khám và điều trị trẻ tự kỷ
Việc lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy để cho trẻ khám tự kỷ là rất cần thiết, những cơ sở y tế có bác sỹ chuyên môn với trình độ cao sẽ giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh tự kỷ tới sự phát triển của trẻ chính xác hơn.
Dưới đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh về một số bệnh viện, cơ sở khám tự kỷ chất lượng:
3.1. Tại Hà Nội
Nếu bạn đang ở khu vực Hà Nội hay các vùng lân cận thì có thể tham khảo một trong các địa điểm sau:
- Bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Vinmec: Số 458 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Tâm thần Trung ương: Xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Bệnh viện Tâm thần Hà Nội: Ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
3.2. Tại TP. Hồ Chí Minh
Nếu bạn đang ở khu vực TP. Hồ Chí Minh hay các vùng lân cận thì có thể tham khảo một trong các địa điểm sau:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1: Số 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nhi Đồng 2: Số 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện tâm thần TP. HCM: Số 766 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
3.3. Các tỉnh khác
Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám ở các khoa điều trị về tâm lý, tâm thần tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung tâm khám chữa bệnh uy tín trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là các thông tin mà Tâm an hòa đã tìm hiểu được về vấn đề khám, chẩn đoán và các cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em phổ biến. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích hơn về vấn đề này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.