Hội chứng sợ xã hội là một trong những hội chứng khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi mối khi tiếp xúc với một vấn đề mới. Vậy, hội chứng này là gì và biểu hiện bệnh như thế nào. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Hội chứng sợ xã hội là gì?
Hội chứng sợ xã hội (tiếng anh là social phobia, social anxiety disorder) còn được gọi là ám ảnh xã hội. Đây là một hội chứng rối loạn lo âu đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi và lo lắng trong các tình huống xã hội, gây ra sự đau khổ và suy giảm khả năng hoạt động trong một số khía cạnh của cuộc sống.
Những nỗi sợ này được kích hoạt bởi sự nhận thức hoặc giám sát từ người khác. Những người mắc hội chứng sợ xã hội sợ hãi những đánh giá tiêu cực từ người khác.
2. Hội chứng sợ xã hội biểu hiện như thế nào?
Khi tiếp xúc với một tình huống xã hội đáng sợ, người mắc hội chứng sợ xã hội có thể trải qua các triệu chứng thể chất sau:
- Đỏ mặt
- Buồn nôn
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Run rẩy
- Khó nói
- Chóng mặt và choáng váng
- Nhịp tim nhanh
- Căng cơ
- Cổ họng khô
- Đau bụng
Các triệu chứng tâm lý có thể bao gồm:
- Lo lắng dữ đội về các tình huống xã hội
- Lo lắng trong nhiều ngày hoặc vài tuần trước một sự kiện
- Lo lắng về việc làm xấu hổ bản thân trong một tình huống xã hội
- Lo lắng người khác sẽ nhận thấy tình trạng căng thẳng
- Cần sử dụng đồ uống có cồn để đối mặt với hoàn cảnh xã hội
Các triệu chứng của rối loạn này có thể không xảy ra trong mọi tình huống. Chẳng hạn như các triệu chứng xó thể chỉ xảy ra khi bạn đang ăn trước mặt mọi người hoặc nói chuyện với người lạ. Nhưng nó cũng có thể xảy ra ở tất cả các trường hợp nếu tình trạng của người trở nên khá nặng.
3. Nguyên nhân gây hội chứng sợ xã hội
Nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sợ xã hội khiến người bệnh sớm nhận biết được tình trạng bệnh của mình.
Di truyền
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc hội chứng sợ xã hội cao hơn gấp 2 - 3 lần nếu một người thân cũng mắc chứng rối loạn này. Điều này có thể do di truyền và/hoặc do trẻ mắc phải thông qua quá trình học tập và giáo dục tâm lý xã hội của cha mẹ.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cha mẹ mắc bất kỳ rối loạn lo âu hoặc trầm cảm nào thì đứa trẻ có nhiều khả năng phát triển thành chứng sợ xã hội hoặc ám ảnh xã hội.
Khi trẻ lớn lên với việc ch mẹ quá bao bọc hoặc quá khắt khe cũng liên quan đến hội chứng sợ xã hội.
Ảnh hưởng từ cuộc sống hàng ngày
Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng ám ảnh xã hội. Hội chứng này có thể do tác động lâu dài của việc không hoà nhập hoặc bị nắt nạt, từ chối hoặc phớt lờ của những người xung quang.
Trẻ sợ giao tiếp xã hội ngày càng nhận được ít phản ứng tích cực từ bạn bè cùng trang lứa. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ càng lo lắng và có thể tự cô lập mình.
Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá
Các yếu tố văn hoá có liên quan đến rối loạn lo âu xã hội bao gồm thái độ của xã hội đối với sự nhút nhát và né tránh, ảnh hưởng đến khả năng hình thành các mối quan hệ hoặc tiếp cận việc làm hoặc sự giáo dục.
Các vấn đề trong việc phát triển kỹ năng xã hội có thể là nguyên nhân của một số chứng rối loạn lo âu xã hội, do không có khả năng hoặc thiếu tự tin để tương tác xã hội và nhận được phản ứng tích cực, sự chấp nhận từ người khác.
Các chất làm tăng tình trạng sợ xã hội
Nhiều người sử dụng rượu đẻ làm giảm hội chứng sợ xã hội nhưng lạm dụng rượu quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ám ảnh sợ xã hội và khiến rối loạn hoảng sợ này phát triển và trầm trọng hơn khi say rượu.
Hội chứng này không chỉ xảy ra với rượu mà còn có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài các loại thuốc có cơ chế hoạt động tương tự rượu như benzodiazepine. Benzodiazepin có đặc tính chống lo âu và được sử dụng điều trị ngắn ngày chứng lo âu trầm trọng. Thuốc này có tác dụng nhẹ và được dung nạp tốt nhưng có nguy cơ trở thành nghiện.
Tuy nhiên, tình trạng có thể được cải thiện nếu ngừng sử dụng rượu và thuốc benzodiazepine.
Tin liên quan
4. Chuẩn đoán rối loạn ám ảnh sợ xã hội
Chẩn đoán hội chứng rối loạn ám ảnh sợ xã hội được dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 bao gồm:
- Dấu hiệu sợ hãi và lo lắng về một hoặc nhiều tính huống xã hội trong đó cá nhân có thể bị người khác soi mói. Ở trẻ em, sự lo lắng phải xảy ra trong môi trường bạn bè chứ không phải chỉ khi tương tác với người lớn.
- Cá nhân lo sợ rằng họ sẽ hành động theo cách hoặc biểu hiện các triệu chứng lo lắng sẽ bị đánh giá tiêu cực, tức là sẽ bị sỉ nhục hoặc xấu hổ sẽ dẫn đến từ chối hoặc xúc phạm người khác.
- Các tình huống xã hội hầu như luôn luôn gây ra sự sợ hãi và lo lắng. Do đó, cá nhân chỉ lo lắng trong một số trường hợp sẽ không được chẩn đoán mắc chứng lo âu ám ảnh sợ xã hội. Ở trẻ em, nõi sợ hãi hoặc lo lắng có thể được thể hiện bằng cách khóc, nổi cáu, đóng băng, bám chặt, co người hoặc không nói trong các tình huống xã hội.
- Các tình huống xã hội được tránh hoặc phải chịu đứng với nỗi sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội.
- Sự sợ hãi hoặc lo lắng không tương xứng với mối đe doạ thực tế do hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh văn hoá xa hội gây ra.
- Sự sợ hãi, lo lắng hoặc trốn tránh là dai dẳng, thường kéo dài từ 6 tháng trở lên.
- Sự sợ hãi, lo lắng hoặc trốn tránh gây ra tình trạng đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
- Sự sợ hãi, lo lắng hoặc trốn tránh không phải là do tác động sinh lý của một chất (ví dụ: chất gây nghiện, thuốc) hoặc tình trạng bệnh lý khác.
- Sự sợ hãi, lo lắng hoặc trốn tránh không được giải thích rõ hơn bằng các triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ, rối loạn chuyển hóa cơ thể hoặc rối loạn phổ tự kỷ.
- Nếu có một tình trạng sức khỏe khác (ví dụ, bệnh Parkinson, béo phì, biến dạng do bỏng hoặc chấn thương) thì rõ ràng là không có liên quan hoặc quá mức với sự sợ hãi, lo lắng hoặc trốn tránh .
Nếu nỗi sợ hãi bị hạn chế trong việc nói hoặc biểu diễn trước đám đông thì đó chỉ là chứng rối loạn lo âu xã hội.
5. Điều trị hội chứng sợ xã hội
Hội chứng sợ xã hội được điều trị bằng các phương pháp sau
5.1. Liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp hành vi hiệu quả trong việc điều trị bệnh ám ảnh sợ xã hội. Liệu pháp này gồm hai phần. Liệu pháp này giúp người bệnh thay đổi các thói quen và vượt qua được nỗi sợ hãi.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách hành động trực tiếp khiến người bệnh đối diện với các tình huống là cho họ sợ. Quá trình này được trải qua ba giai đoạn:
- Giao đoạn đầu: Người bệnh được làm quen với tình huống gây sợ hãi.
- Giai đoạn hai: Tăng dần cường đọ sợ hãu bằng cách tăng nguy cơ bị chỉ trích do đó họ có thể xây dựng được niềm tin rằng mình có khả năng kiểm soát phê bình từ người khác.
- Giai đoạn ba: Tập các kỹ năng để vượt qua khỏi nó. Trong giai đoạn này, người bệnh cần phải tưởng tượng ra các tình huống mà mình sợ hãi nhất và được khuyến khích phát triển khả năng đối phó lại chúng và nhận thức đúng lời phê bình.
Các giai đoạn này nên được hỗ trợ bởi các bác sĩ trị liệu sẽ giúp người bệnh giảm lo âu liên quan đến các tình huống gâu sợ hãi. Trong suốt quá trình điều trị, bac sĩ trị liệu có thể giao cho người bện các bài tập khác tại nhà. Các liệu pháp điều trị kéo dài ít nhất 12 tuần.
Phương pháp này có thể tiến hành theo nhóm, những người này có cũng vấn đề chung được hợp thành một nhóm và phương pháp này được gọi là trị liệu theo nhóm. Phưng pháp này rất hay bởi vì họ hiểu rõ bệnh của nhau.
5.2. Thuốc điều trị
Để điều trị hội chứng sợ xã hội, người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), một nhóm thuốc chống trầm cảm. Tất cả các SSRI đều có hiệu quả đối với chứng sợ xã hội ngoại trừ fluoxetine.
Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ và thay đổi hành vi.
Ngoài ra, người bệnh cũng được kê với các thuốc khác như các chất ức chế monoamine oxidaxe (MAOI) như phenelzine. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng các thuốc khác do các hạn chế về chế độ ăn uống và các tương tác bất lợi có thể xảy ra với cơ thể.
Một số người mắc hội chứng sợ xã hội được cải thiện bởi thuốc chẹn beta, loại thuốc này thường được sử dụng để kiểm soát huyết áp cao. Khi dùng với liều lượng thấp có thể kiểm soát triệu chứng lo lắng về thẻ chất và có thể được sử dụng trước khi biểu diễn trước công chúng.
5.3. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh sử dụng các liệu pháp hành vi và thuốc điều trị, người bệnh có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà như sau:
- Tránh sử dụng caffein: Các thực phẩm như cà phê, chocolate và soda là chất kích thích làm tăng sự lo lắng.
- Ngủ nhiều: Người bệnh nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thiếu ngủ có thể làm tăng lo lắng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng sợ xã hội.
6. Rối loạn lo âu xã hội có nguy hiểm không?
Nếu người bệnh mắc tình trạng bệnh rối loạn ám ảnh sợ xã hội và không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Một số biến chứng phổ biến có thể bao gồm:
- Sử dụng rượu để đối phó với sự lo lắng
- Lạm dụng rượu
- Lạm dụng thuốc kê đơn và không kê đơn
- Khó hình thành và duy trì các mối quan hệ
- Luôn cảm thấy phiền muộn
- Có ý định tự tử
- Cách ly khỏi gia đình, bạn bè và cộng đồng
- Bỏ nhà ra đi.
Như vậy có thể thấy, hội chứng sợ xã hội tiến triển thành một căn bệnh rất nguy hiểm, gây ra sự đau khổ cho cả người bị bệnh và gia đình. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh tâm thần, mời bạn đọc theo dõi những bài chia sẻ về chủ đề khác của Tâm An Hoà.