Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân trẻ bị tự kỷ, tuy nhiên có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Vậy đâu là lý do khiến trẻ bị tự kỷ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để tìm hiểu cùng chúng tôi nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

1. Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là gì. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ được xem là lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ.

Các nguyên nhân trẻ bị tự kỷ và yếu tố nguy cơ chính sau đây được cho là tác nhân chính gây nên bệnh ở trẻ em. 

1.1. Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy tự kỷ ở trẻ em có xu hướng di truyền trong gia đình do những thay đổi trong một số gen làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nếu cha mẹ mang một hoặc nhiều gen biến đổi bất thường, họ có thể được truyền lại cho con (ngay cả khi cha mẹ không bị tự kỷ).
  • Những thay đổi di truyền phát sinh một cách tự nhiên trong phôi thai sớm hoặc khi trứng và tinh trùng thụ tinh.

1.2. Tuổi sinh con của mẹ 

Khi cha mẹ, đặc biệt là người mẹ mang thai và sinh con khi lớn tuổi (> 35 tuổi) có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ cũng như tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ.

1.3. Mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc

Thuốc chứa hoạt chất Valproic acid (Depakine) hoặc thalidomide (Thalomid) khi mẹ sử dụng trong quá trình mang thai, có thể truyền vào thai nhi làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh tự kỷ. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

1.4. Phụ nữ mang thai mắc một số bệnh liên quan tới chuyển hóa 

Hiện nay càng có nhiều bà mẹ mang thai bị thừa cân, béo phì do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, điều này gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, trẻ sinh ra dễ bị mắc chứng tự kỷ hơn so với các mẹ bình thường khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh tự kỷ ở trẻ có liên quan đến việc mẹ bị mắc phenylketo niệu không được điều trị (được gọi là PKU, một rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do không có enzyme) và rubella (sởi Đức).

1.5. Bất thường khi mang thai và sinh nở

Thật không may mắn khi xảy ra một số tình huống khi mẹ mang thai nhưng sinh con quá sớm (sinh non) trước 26 tuần hoặc em bé sinh ra bị nhẹ cân. Hoặc có những trường hợp mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…) hoặc khoảng cách giữa các lần mang thai và sinh con quá gần nhau (< 1 năm) cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Bất thường khi mang thai và sinh nở làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ
Bất thường khi mang thai và sinh nở làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ

1.6. Yếu tố môi trường, lối sống

Mẹ tiếp xúc với kim loại nặng hoặc các độc tố trong môi trường như không khí, nguồn nước, thực phẩm cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Lối sống sinh hoạt của mẹ bầu không lành mạnh như: Sử dụng các chất kích thích rượu bia, uống cafe, hút thuốc lá hoặc vô tình hít phải khói thuốc lá cũng làm tăng khả năng trẻ bị tự kỷ.

>>> Xem thêm: Chẩn đoán bệnh và các cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

2. Cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em

Trong những nguyên nhân trẻ bị tự kỷ và yếu tố nguy cơ ở trên, có nhiều yếu tố mà mẹ bầu có thể giảm bớt hoặc phòng tránh được đúng không nào? Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em, mẹ nên ghi nhớ kỹ nhé.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Các chị em chắc cũng nghe thấy thường xuyên cụm từ “kiểm tra sức khỏe định kỳ” rồi nhỉ? Do vậy, trước khi có kế hoạch mang thai, các chị em và chồng của mình nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phát hiện ra hoặc điều trị các bệnh mắc phải nhằm tránh những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
  • Lối sống lành mạnh: Không bao giờ là thừa khi mẹ bầu duy trì được thói quen, lối sống sinh hoạt lành mạnh nhằm hạn chế những rối loạn về sinh lý có thể gặp phải trong quá trình mang thai. 
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị: Nếu chẳng may trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị mắc một số bệnh cần dùng đến thuốc thì mẹ nên đi khám ngay, chứ không nên tự ý sử dụng thuốc. 
  • Đeo khẩn trang khi đi ra ngoài: Mẹ bầu hãy sắm ngay cho mình một chiếc khẩu trang y tế, khẩu trang hoạt tính hoặc các loại mũ, áo bảo vệ khi đi ra ngoài đường bụi nhằm bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi nhé. 
  • Mẹ bầu hoặc trẻ nhỏ cũng cần hạn chế tiếp xúc với nguồn nước, thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng.
  • Chỉ nên sinh 2 là đủ: Mặc dù quan niệm gia đình “con đàn cháu đống” vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi và trong tiềm thức suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng không nên sinh nhiều con và cần chú ý đến khoảng cách giữa các lần mang thai không nên quá gần nhau. 
  • Các mẹ nên bổ sung thêm acid folic mỗi ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và tật nứt đốt sống ở trẻ.
  • Những phụ nữ mắc trầm cảm cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị khi muốn có thai hay đang mang thai về vấn đề sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm.
  • ...
Mẹ bầu cần lưu ý để giảm thiểu khả năng mắc tự kỷ ở trẻ
Mẹ bầu cần lưu ý để giảm thiểu khả năng mắc tự kỷ ở trẻ

Ngoài ra, các gia đình nên có chế độ chăm sóc trẻ phù hợp, yêu thương, quan tâm trẻ. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để giúp hạn chế tối đa các hậu quả, biến chứng mà bệnh tự kỷ mang lại.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân trẻ bị tự kỷ, các yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh và các cách phòng bệnh hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn