Tổng quan về phương pháp TEACCH dành cho trẻ tự kỷ

Ngày nay, có nhiều phương pháp dạy trẻ tự kỷ đã được áp dụng với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, phương pháp TEACCH là một hình thức giảng dạy có cấu trúc tập trung vào nhu cầu phát triển của trẻ, sở thích và các kỹ năng của trẻ để phát triển tính tự chủ của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về phương pháp TEACCH, các nguyên tắc và lợi ích của phương pháp này đối với trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Mục lục [ Ẩn ]
Tìm hiểu về phương pháp TEACCH
Tìm hiểu về phương pháp TEACCH

1. Phương pháp TEACCH là gì?

Phương pháp TEACCH, viết tắt của phương pháp điều trị và giáo dục cho trẻ bị tự kỷ hoặc khó khăn về giao tiếp (Treatment and Education of Autistic and Communication Handicapped Children method), được phát triển đặc biệt cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Phương pháp giảng dạy này được phát triển tại Đại học Bắc Carolina bởi Tiến sĩ Eric Schopler và Tiến sĩ Robert Reichler vào những năm 1960

Phương pháp TEACCH được phát triển với mục đích thực hiện một cách tiếp cận tích hợp và hiệu quả hơn để giúp đỡ những người bị tự kỷ (ASD). Đây là một chương trình học tập dựa trên quan điểm: người tự kỷ là những người học bằng hình ảnh, vì vậy người hướng dẫn phải điều chỉnh phong cách giảng dạy và chiến lược can thiệp của họ theo một cách phù hợp nhất.

Phương pháp TEACCH là gì
Phương pháp TEACCH là gì

2. Sơ lược về lịch sử

Tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời ảnh hưởng đến hành vi và giao tiếp của một cá nhân. Hầu hết những người tự kỷ phải đấu tranh với việc sử dụng ngôn ngữ và hành động theo các tiêu chuẩn xã hội bình thường về văn hóa. Những người mắc chứng tự kỷ có thể thiếu nhận thức xã hội, sự tương hỗ về mặt cảm xúc và khả năng duy trì các cuộc trò chuyện.

Hiện nay có nhiều mô hình điều trị và can thiệp khác nhau cho chứng tự kỷ, nhưng nghiên cứu dựa trên bằng chứng còn rất hạn chế. Vào cuối những năm 1970, chương trình nghiên cứu Điều trị và Giáo dục Trẻ khuyết tật Tự kỷ và Giao tiếp (TEACCH) đã được thành lập tại Đại học Bắc Carolina. Nhiệm vụ của chương trình này là thúc đẩy môi trường học tập có tổ chức bằng cách khuyến khích sự tương tác và giao tiếp dựa trên hình ảnh.

3. Lợi ích của phương pháp TEACCH

Một trong những lợi ích của phương pháp TEACCH là phương pháp này dành riêng cho trẻ tự kỷ và xem xét theo những khó khăn mà từng trẻ tự kỷ gặp phải. Vì vậy, phương pháp này sử dụng biện pháp can thiệp riêng vào từng nhu cầu của trẻ.

Điều này được thực hiện thông qua can thiệp theo từng cấp độ và liên tục, bằng cách thích ứng với môi trường và cung cấp các khóa đào tạo về giao tiếp thay thế. Nó cũng có thể được thực hiện cùng với các phương pháp tiếp cận hoặc liệu pháp khác như phương pháp floortime, phương pháp ABA, liệu pháp tích hợp giác quan,...

Cách giảng dạy này tập trung vào điểm mạnh của trẻ để giúp chúng hiểu rõ địa điểm, mốc thời gian của các sự kiện nhằm xây dựng tính tự chủ, độc lập cho trẻ trong việc quản lý không gian và thời gian của riêng mình.

Phương pháp TEACCH giúp trẻ rèn tính tự lập
Phương pháp TEACCH giúp trẻ rèn tính tự lập

Phương pháp TEACCH được phát triển dành riêng cho trẻ tự kỷ, việc sử dụng các tín hiệu hình ảnh để giảng dạy giúp việc học trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với những trẻ không biết nói.

Vai trò của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến trẻ trong phương pháp TEACCH. Vì vậy, phương pháp này không chỉ tập trung vào việc học có hệ thống dựa trên cách học của trẻ mà còn hướng dẫn cha mẹ cách đánh giá và thực hiện hỗ trợ cá nhân cho con của họ ở nhà.

Các nghiên cứu đã cho thấy phương pháp TEACCH có hiệu quả. Trong đó, một báo cáo đã cho thấy phương pháp này không chỉ tác động đến các hành vi thích ứng của trẻ tự kỷ mà còn làm giảm mức độ căng thẳng của cha mẹ và tương tác giữa cha mẹ và con cái. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng phương pháp này có hiệu quả trong việc giảm các hành vi tự gây thương tích cho bản thân.

Một lợi ích nữa đối với phương pháp TEACCH là khi cha mẹ được đào tạo và có thể áp dụng phương pháp dạy này ở nhà. Sau đó, khi hành vi của trẻ trở nên thích nghi hơn trong thói quen hàng ngày của chúng thì căng thẳng của cha mẹ sẽ giảm xuống.

Vai trò của cha mẹ trong việc áp dụng phương pháp này ở nhà không chỉ làm tăng hiệu quả của phương pháp này mà còn góp phần tạo cho trẻ tính tự lập và nâng cao khả năng hòa nhập với xã hội.

4. Năm nguyên tắc cơ bản

Mục tiêu chính của phương pháp TEACCH là giúp trẻ tự kỷ có được các kỹ năng xã hội và giúp thay đổi nhận thức của chúng về môi trường xã hội theo hướng tích cực.

Vì vậy, phương pháp TEACCH tập trung vào năm nguyên tắc cơ bản:

  • Đầu tiên, cấu trúc vật chất đề cập đến môi trường xung quanh trực tiếp của cá nhân. Các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như vui chơi và ăn uống, hoạt động tốt nhất khi chúng được xác định rõ ràng bởi các ranh giới vật lý.
  • Thứ hai, có thể có một lịch trình nhất quán thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như bản vẽ và hình ảnh.
  • Thứ ba, chương trình giảng dạy thiết lập các kỳ vọng và đo lường hoạt động thúc đẩy tính độc lập. Chương trình giảng dạy lý tưởng sẽ truyền đạt các mục tiêu bằng các văn bản hướng dẫn tối thiểu.
  • Thứ tư, thói quen là điều cần thiết vì hỗ trợ chức năng quan trọng nhất cho người tự kỷ là tính nhất quán.
  • Thứ năm, cấu trúc trực quan liên quan đến các dấu hiệu dựa trên trực quan để nhắc nhở và hướng dẫn.
Năm nguyên tắc của phương pháp TEACCH
Năm nguyên tắc của phương pháp TEACCH

5. Nhận thức sai lầm phổ biến về phương pháp TEACCH

Có nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến về chứng tự kỷ và phương pháp TEACCH. Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất là TEACCH được thiết kế chỉ dành cho trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp TEACCH không chỉ có thể áp dụng với bất kỳ cá nhân nào bị tự kỷ ở tất cả các mức độ phát triển mà còn được sử dụng để trị liệu cho những người bị kém phát triển trí tuệ hoặc có vấn đề về phát triển ngôn ngữ.

Mặc dù, phương pháp TEACCH đạt hiệu quả tốt nhất trong các lớp học khép kín, nhưng nó cũng có thể được thực hiện trong bất kỳ môi trường giáo dục nào. Nhiều người nghĩ rằng các chương trình TEACCH chủ yếu dành cho việc phát triển các kỹ năng, nhưng chúng cũng thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ. Một số cha mẹ lo sợ rằng các chương trình TEACCH sẽ cô lập trẻ em mắc bệnh tự kỷ, nhưng nó thực sự giúp chúng trải nghiệm các mối quan hệ có ý nghĩa và các tương tác xã hội thú vị.

Giáo viên và phụ huynh ủng hộ TEACCH vì hầu hết học sinh bị tự kỷ đều có sự tiến bộ, nhưng rất khó xác định những thay đổi tích cực đó có liên quan trực tiếp đến chương trình TEACCH như thế nào.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cảm thấy rằng mặc dù cần nghiên cứu thêm, nhưng TEACCH là một chương trình đã được áp dụng thành công rộng rãi và mang lại những lợi ích tiềm năng.

Nếu ba mẹ đang tìm hiểu về các cách dạy trẻ tự kỷ hiệu quả thì Tâm An Hòa mong bài viết trên đây về phương pháp TEACCH sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được giải pháp tối ưu nhất

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Thu Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ  trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Thu Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Thu Hà

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

*
*