Tổng quan về bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần - là căn bệnh không của riêng ai, mỗi người chúng ta đề có trong mình một căn bệnh tâm thần riêng và chỉ khác nhau ở mức độ ra sao. Vậy bệnh tâm thần là gì? Các loại bệnh tâm thần là gì?... Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh tâm thần là gì?
Bệnh tâm thần là gì?

1. Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần hay còn được gọi là bệnh rối loạn tinh thần có tên tiếng Anh là Mental illness. Đây là tình trạng sức khỏe liên quan đến những thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ hay hành vi (hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên).

Các bệnh tâm thần nói chung đều có liên quan đến sự đau khổ hoặc các vấn đề trong các hoạt động xã hội, công việc và gia đình. Chúng có thể xảy ra ở một khoảng thời gian nhất định hay kéo dài và trở thành bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và các hoạt động của người bệnh.

Bệnh tâm thần là căn bệnh phổ biến trên thế giới, trung bình cứ 3 người là có 1 người mắc bệnh về tâm thần tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã chỉ ra tình trạng mắc bệnh tâm thần là:

  • Có ⅕ người lớn ở Mỹ mắc bệnh tâm thần mỗi năm và 1 trong 20 người mắc bệnh tâm thần có tình trạng mắc bệnh tâm thần nặng.
  • Ở độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần là ⅙.
  • 50% số bệnh tâm thần thường mắc ở độ tuổi 14 và 75% trong tổng số bệnh còn lại thường mắc ở độ tuổi 24.

Ở Việt Nam tỷ lệ mắc các bệnh về tâm thần ngày càng gia tăng. Theo một báo cáo từ năm 2004 cho biết rằng trung bình có khoảng từ 2600 - 2800 người mắc bệnh tâm thần trên 100.000 người.

2. Các loại bệnh tâm thần

Là một căn bệnh liên quan đến các vấn đề về tâm lý và hành vi khác nhau, do đó, có được chia làm nhiều tình trạng bệnh khác nhau.

2.1. Các loại bệnh tâm thần thường gặp

Các bệnh tâm thần thường mắc phải trên thế giới là: 

2.2. Các bệnh tâm thần ít phổ biến 

Các bệnh tâm thần ít khi xảy ra là: 

  • Hội chứng phản ứng với căng thẳng (trước đây được gọi là chứng rối loạn điều chỉnh)
  • Rối loạn phân ly
  • Rối loạn tình dục và giới tính
  • Rối loạn triệu chứng soma
  • Rối loạn tic
Bệnh tâm thần được chia thành nhiều dạng khác nhau
Bệnh tâm thần được chia thành nhiều dạng khác nhau

3. Dấu hiệu bệnh tâm thần

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tâm thần có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh, hoàn cảnh và các yếu tố khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Bạn cũng có thể mắc nhiều hơn một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần cùng một lúc. Tuy nhiên, các bệnh tâm thần vẫn có những biểu hiện cơ bản chung như sau: 

  • Cảm thấy buồn chán hoặc suy sụp
  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt
  • Suy nghĩ lẫn lộn hoặc giảm khả năng tập trung
  • Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá mức hoặc cảm giác tội lỗi tột độ
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Rút khỏi các mối quan hệ với bạn bè và các hoạt động xã hội
  • Mệt mỏi đáng kể, năng lượng thấp hoặc khó ngủ
  • Tách rời thực tế (ảo tưởng), hoang tưởng hoặc ảo giác
  • Không có khả năng đối phó với các vấn đề hàng ngày hoặc căng thẳng
  • Các vấn đề với việc sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Những thay đổi lớn trong thói quen ăn uống
  • Thay đổi ham muốn tình dục
  • Quá tức giận, thù địch hoặc bạo lực
  • Suy nghĩ tự tử
  • ...

Đôi khi các triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện dưới dạng các vấn đề về thể chất như đau dạ dày, đau lưng, đau đầu hoặc các cơn đau nhức không rõ nguyên nhân khác.

4. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh tâm thần

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tâm thần thường không rõ ràng và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể là do đâu. Thông thường, các nguyên nhân gây bệnh được cho là bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ như:

  • Di truyền: Những gia đình tiền sử có người mắc bệnh về tâm lý thì khả năng mắc bệnh của người thân sẽ cao hơn.
  • Môi trường sống, làm việc và học tập.
  • Do sử dụng các chất gây nghiện như: ma túy, rượu,...
  • Các bệnh mãn tính. Ví dụ như những người mắc các bệnh mãn tính như HIV và tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh tâm thần cao hơn.
  • Tính cách của mỗi cá nhân. Ví dụ như những người có tính khí và thái độ hay bi quan và lo âu thường mắc các bệnh về rối loạn lo âu.
  • Tổn thương não do chấn thương nghiêm trọng.
  • Tiền sử lạm dụng hoặc bỏ bê thời thơ ấu.
  • ...
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh tâm thần
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, từ thời thơ ấu cho đến những năm trưởng thành sau này, nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện từ những năm đầu trong cuộc đời.

Từ những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh trên chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh nhằm làm giảm khả năng mắc các bệnh về tâm thần như:

  • Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn và xung đột giữa cha mẹ hay anh chị em. Giáo dục trẻ nhỏ đúng cách, không quá nghiêm khắc hay chiều chuộng trẻ quá mức.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không tham gia hay tiếp nhận các kiến thức lệch lạc trái với các chuẩn mực xã hội.
  • Đối với những người có xu hướng hay thất vọng, bi quan, đau khổ cần có thái độ quan tâm, tạo môi trường sống vui vẻ, cố gắng động viên và tạo điều kiện cho họ vượt qua các chướng ngại về tâm lý.
  • Khi sống trong môi trường tập thể, nên xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, tránh gây hiềm khích và mâu thuẫn kéo dài.
  • Hạn chế gây ra các tổn thương về tổ chức não như: Phòng chống các bệnh nhiễm trùng não đặc biệt là các bệnh như viêm não, viêm màng não và các bệnh gây độc cho hệ thần kinh như nghiện rượu, ma túy hay nhiễm độc nghề nghiệp.
  • Tránh gây ra các tổn thương về tâm lý như: bị bỏ rơi, thường xuyên bị chỉ trích, nghe nhưng bình luận ác ý về bản thân,...

5. Tác hại của bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề về cuộc sống của một người. Và khi không được chữa trị kịp thời nó có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm về mọi mặt của người bệnh như:

  • Không cảm thấy hạnh phúc và chất lượng cuộc sống giảm sút
  • Các xung đột gia đình bắt đầu xảy ra ngày càng nhiều
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ xung quanh
  • Cô lập với xã hội và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài
  • Gặp các vấn đề trong hoạt động hằng ngày, công việc, học tập
  • Gây nên các bệnh mãn tính khác
  • Có những suy nghĩ sai lệch về xã hội, bản thân và cuộc sống
  • Luôn có ý nghĩ tự tử, gây hại cho chính bản thân mình hay người khác
  • ...

Tùy thuộc vào bệnh và mức độ mà người bệnh mắc phải mà chúng mang lại những hậu quả khác nhau, nhưng hầu hết các bệnh tâm thần đều gây ra những tác hại nguy hiểm và khó có thể lường trước được.

Bệnh lý tâm thần gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Bệnh lý tâm thần gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

6. Khám và chẩn đoán bệnh tâm thần

Không giống như nhiều căn bệnh khác, không có một xét nghiệm y tế cụ thể nào có thể chẩn đoán được bệnh tâm thần. 

Để chẩn đoán được một người có mắc bệnh tâm thần hay không bác sĩ hay các chuyên gia cần các đánh giá về các tình trạng sức khỏe khác cũng như theo dõi lâu dài để loại trừ khả năng năng các triệu chứng đó xuất hiện từ một căn bệnh tiềm ẩn nào khác chứ không phải là do các bệnh tâm thần gây nên.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể khác để sàng lọc tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây nên các dấu hiệu đó,.

Khi đã xác định chính xác các triệu chứng ấy không phải do bất kỳ nào gây nên thì các bác sĩ tâm thần sẽ tiến hành xem xét nói chuyện với bạn về các hành vi của bạn (cảm giác, các hành vi và triệu chứng cụ thể), về các sự việc mà bạn đã trải qua và các tác động của cuộc sống đến bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được làm một bài kiểm tra về các câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần hay một cuộc đánh giá tâm lý để bác sĩ cps thêm căn cứ nhằm chẩn đoán chính xác rằng bạn có mắc bệnh về tâm thần hay không và đưa ra được kết luận căn bệnh tâm thần mà bạn đang mắc phải.

7. Các phương pháp điều trị bệnh tâm thần

Chữa bệnh tâm thần là cả một quá trình và là sự hợp tác tích cực giữa bác sĩ, người nhà và bệnh nhân kem theo kết hợp các phương pháp điều trị thì mới đem lại được kết quả. Vậy các phương pháp điều trị bệnh tâm thần là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

7.1. Tâm lý trị liệu bệnh tâm thần

Liệu pháp tâm lý cá nhân có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng trong việc điều trị các bệnh về tâm thần, khiến nó trở thành một phương pháp điều trị đa năng và phổ biến,

Các phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến và hay được sử dụng là:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
  • Liệu pháp giải mẫn cảm và chuyển động của mắt (EMDR)
  • Liệu pháp giữa các cá nhân
  • Liệu pháp tiếp xúc 
  • Liệu pháp dựa trên tinh thần hóa 
  • Tâm lý trị liệu tâm động học
  • Vật nuôi trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh tâm lý hiệu quả
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh tâm lý hiệu quả

7.2. Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh các phương pháp tâm lý trị liệu thì người bệnh tâm thần cần phải kết hợp sử dụng các thuốc theo đơn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh tâm thần gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc ổn định tâm trạng
  • Thuốc chống loạn thần

7.3. Các liệu pháp điều trị khác

Ngoài 2 phương pháp điều trị bằng tâm lý trị liệu và thuốc thì còn nhiều phương pháp điều trị khác đã được các bác sĩ và chuyên gia đưa ra nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị mặc dù cho kết quả không quá rõ rệt nhưng vẫn được nhiều bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng. 

Không chỉ vậy, việc kết hợp giữa điều trị tại nhà và các phương pháp điều trị của bác sĩ cũng là khuyến cáo mà các chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng. Sự hỗ trợ của người thân tại nhà cũng giúp người bệnh cải thiện được tình trạng của bạn thân và giúp bệnh có chuyển hướng tốt hơn.

Bệnh tâm thần là các căn bệnh nguy hiểm và chúng ta không thể lường hết được các biến chứng, ảnh hưởng của các căn bệnh tâm thần đối với sức khỏe của người bệnh. Không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác liên quan đến cả người thân của bệnh nhân.

Chính vì vậy, để hạn chế các biến chứng, ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống của bản thân và gia đình, hãy tích cực phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất. Khi phát hiện bản thân hay người người thân xung quanh mình có các biểu hiện bất thường về tâm lý, tâm thần thì nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được chẩn đoán chính xác về tình trạng của bản thân.

Bài viết trên là những chia sẻ của Tâm An Hòa về căn bệnh tâm thần. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích và cần thiết về vấn đề tâm lý và tâm thần. Hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu về nó nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Bạn có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia nhé!

Bấm gửi câu hỏi

Với kinh nghiệm 4 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Lê Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan liên quan đến rối loạn tâm thần, tâm lý. Đảm bảo đưa tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn