Rối loạn trầm cảm nặng hay trầm cảm lâm sàng là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nhưng nhiều người lại rất thờ ơ với nó cho đến khi tình trạng bệnh trở nên không kiểm soát nổi thì họ mới quan tâm đến nó. Vậy, để biết thêm về rối loạn trầm cảm nặng là gì? thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
1. Bệnh trầm cảm nặng là gì?
Rối loạn trầm cảm nặng hay còn được gọi tắt là trầm cảm nặng, trầm cảm lâm sàng, có tên tiếng anh là Major Depressive Disorder (MDD). Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và gây ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và hành vi cũng như các chức năng thể chất của người bệnh.
Theo một thống kê của Hoa Kỳ, trầm cảm chủ yếu ảnh hưởng đến khoảng 6,7% dân số Hoa Kỳ trên 18 tuổi và có khoảng 20 - 25% người lớn có thể bị trầm cảm nặng vào một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời.
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, phụ nữ thường có xu hướng mắc chứng trầm cảm nặng gấp đôi so với đàn ông do nhiều yếu tố như sự thay đổi nội tiết tố, kinh nguyệt, sảy thai, thời kỳ tiền mãn kinh,... đều là những nguyên nhân khiến phụ nữ có thể mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng.
Rối loạn trầm cảm nặng đã được WHO xếp hạng là nguyên nhân chính thứ ba gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới vào năm 2008, tổ chức này đã dự đoán rằng căn bệnh này sẽ đứng đầu vào năm 2030.
2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng
Tình trạng trầm cảm nặng được đặc trưng bởi các cảm giác như buồn dai dẳng, tuyệt vọng và thấy vô giá trị trong một thời gian dài. Các triệu chứng trầm cảm cũng nặng, kéo dài hơn và diễn biến phức tạp hơn.
Tuy nhiên, khi đã mắc rối loạn trầm cảm nặng người bệnh đều có các dấu hiệu trầm cảm nặng như:
- Chán nản hoặc cáu kỉnh hầu hết trong ngày
- Không còn hứng thú với tất cả các hoạt động từng yêu thích
- Giảm hoặc tăng cân đáng kể
- Ngủ nhiều hoặc mất ngủ được
- Mọi suy nghĩ hoặc hoạt động đều bị chậm lại
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc năng lượng thấp hầu hết các ngày
- Cảm giác vô giá trị, tội lỗi nặng nề
- Mất tập trung hoặc thiếu quyết đoán
- Lặp đi lặp lại ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử cao
3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh
Ngay từ khi nếu một người mắc bệnh trầm cảm không được phát hiện và chẩn đoán mắc chứng trầm cảm để có phương pháp điều trị đúng cách hay được chẩn đoán nhưng quá trình điều trị không hiệu quả thì khả năng chuyển sang chứng rối loạn trầm cảm nặng là rất cao.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngay từ lần kiểm tra đầu tiên đã được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng. Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn trầm cảm nặng hầu hết được cho là do trầm cảm gây nên, còn nguyên nhân cụ thể thì vẫn chưa xác định được.
Cũng chính vì vậy mà cho đến hiện nay chưa có cách phòng ngừa chứng rối loạn trầm cảm nặng cụ thể nào được đưa ra, nhưng các bác sĩ, chuyên gia đều cho rằng, phòng ngừa và hạn chế các yếu tố nguy cơ là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh trầm cảm và có phương pháp điều trị thích hợp cũng có thể làm giảm tình trạng khiến bệnh trầm cảm tái phát và biến chứng thành trầm cảm nặng.
4. Tác hại của bệnh trầm cảm nặng
Đây là tình trạng nặng hơn của bệnh trầm cảm, do đó, nó cũng mang lại nhiều tác hại cho người. Trầm cảm nặng ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ gia đình và cá nhân, cuộc sống công việc hay môi trường học tập, thói quen ăn uống ngủ nghỉ và các vấn đề sức khỏe nói chung. Cụ thể như:
- Khả năng khỏi bệnh là rất thấp, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh.
- Khả năng tự sát cao.
- Rối loạn này ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trạng và nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
5. Khám và chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng
Để được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm nặng, bạn cần đáp ứng các tiêu chí về triệu chứng được liệt kê trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM). Sổ tay hướng dẫn này giúp các chuyên gia y tế chẩn đoán tình trạng sức khỏe tâm thần.
Theo tiêu chí của nó:
- Bạn phải trải qua một sự thay đổi trong hoạt động trước đây của bạn.
- Các triệu chứng phải xảy ra trong khoảng thời gian từ 2 tuần trở lên.
- Ít nhất một triệu chứng là tâm trạng chán nản hoặc mất hứng thú hoặc niềm vui.
Bạn cũng phải trải qua 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian 2 tuần:
- Cảm thấy buồn hoặc cáu kỉnh hầu hết thời gian trong ngày và hầu hết tất cả các ngày trong tuần.
- Bạn ít quan tâm với hầu hết các hoạt động, ngay cả với các hoạt động mà trước đó bạn từng yêu thích.
- Bạn đột ngột cảm thấy thay đổi cảm giác ăn uống, có thể trở nên thèm ăn hoặc chán ăn. Cân nặng cũng thay đổi một cách không chủ đích.
- Bạn thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn.
- Luôn cảm thấy bồn chồn, không yên.
- Bạn cảm thấy mệt mỏi một cách lạ thường và mất năng lượng làm việc, học tập hay làm một bất kỳ một việc gì đó.
- Bạn cảm thấy bản thân vô giá trị, không có ích cho cuộc sống này hay cảm thấy tội lỗi về những điều mà trước đây bạn sẽ không cảm thấy như vậy.
- Bạn bị mất khả năng tập trung, giảm khả năng suy nghĩ và khó đưa ra quyết định trong mọi việc.
- Bạn nghĩ đến việc làm hại bản thân hay có ý nghĩ tự tử.
Ngoài ra, cần làm các chẩn đoán phân biệt để để loại bỏ khả năng mắc các chứng rối loạn khác trước khi chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng.
6. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm nặng
Một số người bị rối loạn trầm cảm nặng không tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân. Tuy nhiên, hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn này đều học được cách đối phó với các triệu chứng của bản thân.
Rối loạn trầm cảm nặng thường được điều trị chủ yếu bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý, kèm theo một số liệu pháp bổ sung khác để làm phần nào các triệu chứng của bệnh.
6.1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp tâm lý hay liệu pháp trò chuyện, đây được xem là một phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm nặng hiệu quả cho người bệnh. Phương pháp trị liệu thường được sử dụng nhất là liệu pháp trò chuyện. Nó có thể giúp người bệnh:
- Thích nghi trở lại với cuộc sống sau một cuộc khủng hoảng hoặc một sự kiện căng thẳng nào đó.
- Thay thế những suy nghĩ, quan niệm, hành động tiêu cực bằng các suy nghĩ, hành vi lành mạnh, tích cực hơn. Tạo cho bệnh nhân cảm giác hạnh phúc và yêu cuộc sống.
- Cải thiện khả năng giao tiếp, giúp bạn có thể dễ hòa nhập hơn với mọi người, tạo dựng lại các mối quan hệ mới trong cuộc sống.
- Tìm ra các vấn đề mà bạn đang gặp phải như: Lo lắng, buồn, bồn chồn, khó ngủ,... Và tìm cách đối phó với các khó khăn đó, giải quyết nó.
- Làm tăng lòng tự trọng, giúp bạn tìm lại giá trị và năng lượng của bản thân với cuộc sống. Giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.
Ngoài liệu pháp nói chuyện, bác sĩ cũng có thể sử dụng các liệu pháp điều trị khác như: Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp giữa các cá nhân, liệu pháp nhóm (liệu pháp này cho phép bạn chia sẻ cảm xúc của bản thân mình với những người có cùng tình trạng bệnh, có cùng cảm giác,...)
6.2. Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị riêng cho từng người. Tuy nhiên, hầu hết loại thuốc luôn được lựa chọn đầu tiên là nhóm chống trầm cảm như: Các chất ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,...
Bên cạnh các thuốc chống trầm cảm, các bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc khác nhằm giảm các triệu chứng khác kèm theo của bệnh như: Thuốc chống lo âu, chống động kinh,...
6.3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị
Khi các liệu pháp tâm lý và thuốc không có hiệu quả cho quá trình điều trị thì bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị khác. Các liệu pháp này đều tạo ra các kích thích trực tiếp lên não giúp người bệnh kiểm soát được tâm trạng hoạt động tốt hơn, như:
- Liệu pháp sốc điện (Electroconvulsive therapy - ECT)
- Kích thích từ xuyên sọ (Transcranial magnetic stimulation - TMS)
- Kích thích dây thần kinh Vagus (Vagus nerve stimulation - VNS)
Ngoài các liệu pháp điều trị chính, bệnh nhân nên tham khảo các phương pháp hỗ trợ điều trị nhằm tăng cường và hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn như:
- Vận động: Bên cạnh điều trị, người bệnh cần tích cực vận động qua các bài tập yoga, đi bộ, chạy bộ hay tham gia các bộ môn thể thao mà bản thân mình yêu thức khác. Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân và tăng dần khối lượng tập luyện khi bạn thấy bản thân đã tốt hơn.
- Tham gia các hoạt động giải trí: Hồi tưởng lại các sở thích trước đây như xem phim, nghe nhạc, xem triển lãm, mua sắm,... hãy thử một vài điều trong một tuần để lấy lại hứng thú của bản thân.
- Sống lành mạnh hơn: Tự lập thời gian biểu cho bản thân, phân chia thời gian làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp. Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều omega - 3, vitamin B và magie. Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất gây nghiện,...
- Tham gia các buổi điều trị đầy đủ, không tự ý bỏ thuốc, thay đổi liệu pháp điều trị được bác sĩ đưa ra.
Ngoài những cố gắng của bản thân người bệnh, người nhà và những người xung quanh cũng nên tạo môi trường sống và giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình điều trị trên nhiều phương diện như:
- Quan tâm và luôn theo dõi triệu chứng của bệnh nhân vì khi mắc rối loạn trầm cảm nặng thì nguy cơ tự sát của bệnh nhân rất cao, đây là điều mà người nhà bệnh nhân nên quan tâm.
- Tạo môi trường sống thuận lợi, luôn động viên và giúp người bệnh dần lấy lại hứng thú với cuộc sống, lấy lại ý nghĩa của bản thân với cuộc sống này.
- Giúp người bệnh hòa nhập hơn, nói chuyện nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn để giảm bớt gánh nặng về suy nghĩ cho người bệnh, giúp họ giải tỏa tâm trạng và không cảm thấy đơn độc.
- Giảm thiểu sự tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ công kích đến người bệnh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
6.5. Những lưu ý trong quá trình điều trị
Mặc dù chứng rối loạn trầm cảm nặng khó điều trị khỏi và có thể làm cho người bệnh và người nhà cảm thấy tuyệt vọng nhưng điều quan trọng nhất mà bạn nên nhớ là chứng này có thể điều trị thành công là đã tạo hy vọng và động lực điều trị cho chính mình.
Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ kế hoạch điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, không bỏ lỡ bất kỳ một buổi trị liệu hay các cuộc hẹn khám với bác sĩ.
Không được tự ý ngưng thuốc điều trị khi chưa được sự cho phép của bác sĩ trị liệu hay thế thế chúng bằng một loại thuốc khác khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Quá trình điều trị thường kéo dài và sau khoảng ít nhất từ 2 đến 6 tháng thì mới thấy được sự cải thiện. Do đó, bệnh nhân cần phải kiên trì để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Rối loạn trầm cảm nặng không phải là bệnh của riêng ai mà nó là một cuộc chiến giữa giữa người bệnh với bác sĩ và người thân bệnh nhân. Vì vậy, để bản thân mình không trở thành gánh nặng của bất kỳ ai, hãy luôn chú ý và cẩn thận.